1.2.1 .Một số khái niệm
1.2.4. Tiêu chí đánh giá quản lý tài chính doanh nghiệp
Tiêu chí là thước đo đo lường thực hiện nội dung và mục tiêu: 1.Mức độ phù hợp của kế hoạch tài chính
Dựa vào các chỉ số tài chính khơng chỉ có ý nghĩa với các nhà quản lý mà còn rất quan trọng đối với nhà đầu tư cũng như chính bản thân doanh nghiệp và các chủ nợ. Các chỉ số tài chính cho phép chúng ta so sánh các mặt khác nhau của các báo cáo tài chính của một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong toàn
ngành, thấy được xu hướng phát triển của doanh nghiệp cũng như giúp các nhà đầu tư, các chủ nợ kiểm tra được tình hình tài chính của một doanh nghiệp.
2.Năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính
QLTC là hoạt động có tầm quan trọng số một trong hoạt động của doanh nghiệp, do đó bộ máy QLTC phụ thuộc vào quy mơ, mơ hình và hình thức hoạt động của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp lớn, các quyết định quan trọng thường do một ủy ban tài chính đưa ra. Cịn đối với các doanh nghiệp nhỏ thì chính chủ nhân - giám đốc phụ trách hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý, các doanh nghiệp cần phải hoàn thiện bộ máy quản lý của mình theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, có hiệu lực để đảm bảo cho hệ thống này làm việc tối ưu, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra
Thanh tra, kiểm tra là hoạt động theo dõi và giám sát một hoạt động nào đó dựa trên căn cứ là các mục tiêu kế hoạch tài chính hay chiến lược phát triển của doanh nghiệp đã đề ra và trên cơ sở đó phát hiện ra những sai sót và có những sửa chữa kịp thời. Do đó, kiểm tra là một hoạt động có ý nghĩa vơ cùng quan trọng và không thể thiếu trong mọi lĩnh vực hoạt động của mọi tổ chức. Tài chính là một vấn đề phức tạp có ý nghĩa quan trọng quyết định đến mọi hoạt động của tổ nên hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính lại càng trở nên quan trọng và cần được tổ chức đúng quy trình và nghiêm túc. Kiểm tra tài chính giúp cho cơ quan quản lý theo dõi thực hiện các quyết định tài chính được ban hành và giúp ngăn chặn, sửa chữa kịp thời những sai sót trong việc thực hiện quyết định của cấp trên.
4.Mức độ đáp ứng yêu cầu về tài chính cho các hoạt động của doanh nghiệp
Trong cơ chế thị trường, các hoạt động của doanh nghiệp đều cần có nguồn lực tài chính đảm bảo. Do đó, quản lý tài chính phải đáp ứng được u cầu về tài chính cho các hoạt động của doanh nghiệp. Mức độ đáp ứng nguồn lực tài chính quyết định mức độ thực hiện mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.
5. Hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính - Hiệu quả sử dụng vốn
Để đánh giá hiệu quả đầu tư tài sản kinh doanh của công ty, ta xem xét tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn và tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn của công ty.
Tài sản ngắn hạn Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn =
Tổng tài sản
Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn phản ánh một đồng vốn kinh doanh mà cơng ty bỏ ra thì có bao nhiêu đồng được dùng để hình thành nên tài sản ngắn hạn.
Tài sản dài hạn
Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn =
Tổng tài sản
Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn phản ánh một đồng vốn kinh doanh mà cơng ty bỏ ra thì có bao nhiêu đồng được dùng để hình thành nên tài sản dài hạn. Đồng thời cũng phần nào phản ánh mức độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh, tình trạng cơ sở vật chất kỹ thuật, tình hình trang thiết bị máy móc, nhà xưởng…, năng lực sản xuất hiện có và xu hướng phát triển lâu dài của cơng ty trong tương lai.
Vịng quay tài sản (hay vòng quay tồn bộ vốn):
Vịng quay tài sản = Doanh thu thuần trong kỳ
Tổng tài sản hay VKD bình quân sử dụng trong kỳ
(Nguyễn Văn Công, 2009)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát hiệu suất sử dụng tài sản hay toàn bộ số vốn hiện có của cơng ty, nghĩa là cứ mỗi đồng vốn kinh doanh bình quân tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh có thể mang lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ. Hệ số này chịu ảnh hưởng đặc điểm ngành nghề kinh doanh, chiến lược kinh doanh và trình độ quản lý sử dụng tài sản của cơng ty. Nếu hệ số này cao cho thấy công ty đang phát huy cơng suất hiệu quả và có khả năng cần đầu tư mới nếu muốn mở rộng công suất. Nếu chỉ tiêu này thấp cho thấy vốn được sử dụng chưa hiệu quả và là dấu hiệu cho thấy cơng ty có những tài sản bị ứ đọng hoặc hiệu suất hoạt động thấp.
Vậy hiệu quả sử dụng vốn chính là thước đo, phản ánh tương quan so sánh giữa kết quả thu được với những chi phí về vốn mà doanh nghiệp bỏ ra trong hoạt
động để có được chính kết quả đó. Hiệu quả sử dụng vốn có thể được tính một cách chung nhất bằng cơng thức:
Hiệu quả sử dụng vốn =
Kết quả thu được Chi phí vốn sử dụng Trong đó :
Kết quả thu được có thể là : Tổng doanh thu , doanh thu thuần , lãi gộp … Chi phí vốn đã sử dụng có thể là : Tổng vốn bình quân , vốn lưu động bình quân , vốn cố định bình quân…
Trong một doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực hiện có. Trình độ sử dụng nguồn lực thể hiện qua kết quả kinh doanh của mỗi kỳ hạch tốn, qua đó quy mơ vốn của doanh nghiệp có thể bị thu hẹp so với đầu kỳ ( doanh nghiệp sử dụng vốn kém hiệu quả, nếu tình trạng này kéo dài có thể doanh nghiệp sẽ bị phá sản ) và cũng có thể được bảo tồn và phát triển. Đây là kết quả mà doanh nghiệp nào cũng cần phải phấn đấu để đạt được bởi vì khi bảo tồn được đồng vốn sẽ là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp tồn tại và tìm ra những biện pháp, bước đi đúng đắn phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường nhằm phát triển vốn trong một khoảng thời gian nào đó.
Sử dụng vốn hiệu quả sẽ đảm bảo khả năng an tồn về tài chính cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Qua đó doanh nghiệp sẽ đảm bảo việc huy động các nguồn tài trợ và khả năng thanh toán, khắc phục được rủi ro trong kinh doanh. Mặt khác đối với các doanh nghiệp nâng cao kiệu quả sử dụng vốn nhằm tăng uy tín, thế lực, sự bành trướng của doanh nghiệp trên thương trường đồng thời góp phần tạo ra sản phẩm với chất lượng cao, giá thành hạ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đảm bảo khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ đó tạo ra lợi nhuận lớn hơn. Đó là cơ sở để mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, nâng cao hiệu quả đóng góp cho xã hội. Nhưng một doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả khi nào? Chỉ khi doanh nghiệp đó bảo tồn và phát triển được vốn.
Phân tích tình hình biến động về quy mơ và cơ cấu nguồn vốn để thấy được khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau của doanh nghiệp cũng như mức độ
tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Căn cứ vào số liệu trên bảng Cân đối kế toán của doanh nghiệp mà so sánh tổng nguồn vốn của doanh nghiệp giữa các năm hoặc các kỳ với nhau về số tuyệt đối và số tương đối để rút ra những kết luận cần thiết về tình hình biến động nguồn vốn của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định cần thiết để huy động các nguồn vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh. Bao gồm các chỉ tiêu:
- Hiệu quả hoạt động kinh doanh
Nhóm hệ số hiệu quả hoạt động là thước đo đánh giá khả năng sinh lời của Công ty, là kết quả tổng hợp của hàng loạt biện pháp và quyết định quản lý củ Công ty. Hệ số hiệu quả hoạt động bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau:
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS):
Lợi nhuận sau thuế trong kỳ Tỷ suất LNST trên DT (ROS) =
Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này thể hiện khi thực hiện một đồng doanh thu trong kỳ, Cơng ty có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận. Chỉ tiêu này cũng là một trong các chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý, tiết kiệm chi phí của một Cơng ty. Nếu Cơng ty quản lý tốt chi phí thì sẽ nâng cao được chỉ tiêu này. Bên cạnh đó, tỷ suất này phụ thuộc lớn vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của Công ty.
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP): Tỷ suất sinh lời KT của tài sản
(BEP) =
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Tổng tài sản (hay VKD bình quân) Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay VKD khơng tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của VKD, cho biết 1 đồng vốn kinh doanh bình quân trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Chỉ tiêu này có tác dụng rất lớn trong việc xem xét mối quan hệ với lãi suất vay vốn để đánh giá việc sử dụng vốn vay có tác động tích cực hay tiêu cực đối với khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu.
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế
trên vốn kinh doanh =
Lợi nhuận trước thuế trong kỳ Vốn kinh doanh BQ sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này đánh giá trình độ quản trị vốn của Công ty, cho biết mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng sinh lời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA): Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
trên vốn kinh doanh (ROA) =
Lợi nhuận sau thuế Vốn kinh doanh BQ trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng vốn kinh doanh sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE): Tỷ suất lợi nhuận
vốn chủ sở hữu (ROE) =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu BQ sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này đo lường mức lợi nhuận sau thuế thu được trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp tất cả các khía cạnh về trình độ quản trị tài chính gồm trình độ quản trị doanh thu và chi phí, trình độ quản trị tài sản, trình độ quản trị nguồn vốn của Công ty.
Thu nhập một cổ phần thường (EPS): Thu nhập một cổ
phần thường (EPS) =
Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức trả cho cổ đông ưu đãi Số cổ phần thường đang lưu hành
Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, nó phản ánh được mỗi cổ phần thường (hay cổ phần phổ thông) trong năm thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế. Hệ số EPS cao là một trong những mục tiêu mà nhà quản trị doanh nghiệp luôn hướng tới. Điều này có lợi cho doanh nghiệp khi phát hành cổ phiếu thường mới, đồng thời giúp duy trì giá cổ phiếu ở mức cao và ổn định.