1.2.1 .Một số khái niệm
1.3. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp trong quản lý tài chính
1.3.1. Cơng tác quản lý tài chính tại cơng ty cổ phần VICEM thương mại Xi măng
- Đối với cơng tác hoạch định tài chính được cơng ty thực hiện trên cơ sở phân tích thực trạng tài chính, dựa trên việc nghiên cứu, dự báo mơi trường, phân tích điểm
mạnh/điểm yếu/cơ hội/thách thức, từ đó xác định mục tiêu quản lý tài chính và các phương án thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Sau đó đơn vị thực hiện phân tích, đánh giá và lựa chọn ra một phương án phù hợp, khả thi và tối ưu nhất và thể chế hóa kế hoạch tài chính bằng văn bản chỉ đạo, phổ biến tới tồn thể cơng ty.
- Đối với việc thực hiện mục tiêu kế hoạch công ty thường xuyên theo dõi, đánh giá, so sánh kết quả thực hiện đối với mục tiêu kế hoạch đề ra, phân tích và chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến việc chưa hoàn thành kế hoạch.
- Trong cơng tác phân tích tài chính, VICEM thương mại Xi măng thực hiện quản lý vốn tiền mặt, quản lý các khoản công nợ, quản lý hàng tồn kho, quản lý vốn cố định và đầu tư tài chính. Tuy nhiên tốc độ thu hồi công nợ của đơn vị chậm, chưa có chính sách để khắc phục; chưa có phương pháp thiết lập định mức vốn hàng tồn, nhiều khi chạy theo lợi ích trước mắt nhập hàng số lượng lớn để hưởng khuyến mại mà không căn cứ vào nhu cầu đầu ra.
- Công tác kiểm tra tài chính được thực hiện thường xuyên, tuy nhiên công tác kiểm tra chỉ dừng lại ở việc kiểm tra việc thực hiện các nghiệp vụ (chủ yếu là nghiệp vụ kế tốn) mà chưa thực hiện các cơng việc liên quan đến công tác QLTC như phân tích, hoạch định, quản lý và sử dụng vốn.
Nhược điểm: Vai trò, nhiệm vụ của công tác QLTC tại VICEM chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác QLTC vẫn cịn mang nặng tính hình thức, chưa hoạch định chiến lược cho dài hạn, do đó cơng tác điều hành SXKD cịn bị động, hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả hoạt động SXKD không cao. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cần nâng cao nhận thức về vai trị của cơng tác QLTC. Cơng tác QLTC cần được thực hiện một cách nghiêm túc, minh bạch, tránh chạy theo thành tích; đồng thời cần xác định mục tiêu và hoạch định chiến lược cho dài hạn đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
1.3.2. Công tác quản lý tài chính tại Cơng ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội
- Công tác quản lý tài chính của đơn vị xuất phát từ việc quản lý tài sản, công tác huy động và quản lý vốn, quản lý doanh thu/chi phí và quản lý phân phối lợi nhuận. Công ty tập trung cho việc kiểm sốt dịng tiền vào/ra, điều hòa tài sản
giữa các đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, tiết kiện chi phí mua sắm và nâng cao hiệu quả SXKD của cơng ty; kiểm sốt khối lượng sản xuất, kiểm soát chi phí theo từng khoản chi phí, từng khâu sản xuất; đồng thời công ty thực hiện phân tích tài chính tạo điều kiện cho các đơn vị trực thuộc hoạt động tốt, phát huy tự chủ, năng động cho các đơn vị và đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả và tập trung trong tồn Cơng ty.
- Cơng tác lập kế hoạch tài chính cho cả ngắn hạn và dài hạn. Kế hoạch hàng năm công ty xây dựng dựa trên việc đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của từng chỉ tiêu, từ đó chỉ ra các nguyên nhân khách quan/chủ quan tác động đến việc thực hiện kế hoạch. Cơng tác lập kế hoạch tài chính tại đơn vị chưa chú trọng đến cơng tác phân tích các chỉ tiêu tài chính.
- Trong cơng tác kiểm sốt tài chính, đơn vị thực hiện cơ chế tự kiểm tra thơng qua hoạt động của phịng TCKT và thơng qua việc th các đơn vị kiểm tốn độc lập để kiểm tốn báo cáo tài chính của cơng ty và các đơn vị trực thuộc.
1.3.3. Quản lý tài chính ở Cơng ty CP Than Mơng Dương
Công ty CP Than Mông Dương – Vinacomin (Mã: MDC) được cho là một trong những doanh nghiệp góp phần tạo nên hình ảnh ngành khai thác, chế biến than của Tập đồn Than – Khống sản Việt Nam (TKV). Với chiến lược kinh doanh đa ngành trên nền tảng sản xuất than, Công ty CP than Mơng Dương đã từng bước tháo gỡ khó khăn, trì trệ thời bao cấp, xây dựng mục tiêu chiến lược đúng đắn cho sự phát triển. Kết quả là năm 2005, sản lượng than nguyên khai đạt trên 30 triệu tấn, tăng 2,7 lần so với năm 2000 và tăng 5 lần so với năm 1994 . Doanh thu năm 2005 vượt 20.000 tỷ đồng (trong đó than chiếm 68%), lợi nhuận trước thuế vượt 2.500 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt trên 3 triệu đồng/người/tháng so với 667.000 đồng/tháng năm 1995. Môi trường vùng mỏ, điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần của CBCNVC được cải thiện rõ rệt.
Quản lý chi phí, doanh thu và lợi nhuận: mức lợi nhuận cũng được xác định cho từng vùng và mỗi vùng lại có các phương án xác định lợi nhuận cho mỗi đơn vị thành viên, nhưng đều tuân theo một nguyên tắc chung đó là việc phân phối lợi nhuận phụ thuộc vào mức độ sở hữu của CSH đối với công ty.
Kiểm sốt tài chính của Cơng ty CP than Mông Dương việc kiểm sốt tài chính thực hiện chủ yếu thơng qua ban kiểm sốt tài chính trực thuộc cơng ty. Ban kiểm sốt tài chính bao gồm các thành viên tại các trung tâm vùng (thành viên này không thuộc biên chế của trung tâm vùng mà trực thuộc trực tiếp công ty) các thành viên này có nhiệm vụ thu thập số liệu và phân tích các thơng tin kế tốn tài chính, thực hiện kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau thơng qua thu thập các thông tin liên quan, giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn. Các trung tâm vùng có nhiệm vụ thực hiện hạch tốn riêng biệt để xác định lợi nhuận cho từng vùng.
1.3.4. Bài học cho Công ty than Mạo Khê
Từ bài học kinh nghiệm của các doanh nghiệp trong ngành than về quản lý tài chính thì bài học cho Cơng ty than Mạo Khê đó là:
Một là, quản lý chặt chẽ các nguồn huy động vốn, ln đảm bảo sự tan tồn trong việc huy động vốn và phải dùng mọi kênh huy động vốn như cổ phiếu, thị trường chứng khốn, nguồn vốn cổ đơng.
Hai là, để quản lý tài chính tốt thì cần quản lý tốt nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là vốn vay ngắn hạn, đảm bảo chi tiêu đúng nguyên tắc và sử dụng vốn đúng mục đích, khơng sử dụng vốn ngắn hạn cho việc hình thành tài sản dài hạn.
Ba là, để quản lý tài chính tốt thì bài học rút ra đó là cần xây dựng bộ máy kiểm tra tài chính để thực hiện việc kiểm tra giám sát chặt chẽ mọi hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Bốn là, Cần thực hiện việc phân tích tài chính của doanh nghiệp một cách thường xuyên để ln đảm bảo bức tranh tài chính của doanh nghiệp ln được làm mới để có những quyết định đầu tư đúng đắn nhất và kịp thời nhất trong việc quản lý đầu tư cũng như sử dụng nguồn vốn, tránh rủi ro trong hoạt động kinh doanh.