Hoàn thiện tổ chức thực hiện kế hoạch

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính ở công ty than mạo khê (Trang 101)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3 Các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý tài chín hở cơng ty than Mạo Khê

4.3.8. Hoàn thiện tổ chức thực hiện kế hoạch

Công ty than Mạo Khê đặt trọng tâm vào xây dựng các phương án điều hành, nhằm kiểm sốt chặt chẽ chi phí theo cơng đoạn sản xuất, thực hiện tiết giảm 5% tổng chi phí tập đồn giao. Tiếp tục triển khai hoàn thiện và nâng cao chất lượng cơng tác giao khốn, quản trị chi phí cho các phân xưởng; tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, nghiệm thu khối lượng, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giao khốn từng tháng, từng q. Bên cạnh đó, tăng cường biện pháp, chỉ đạo thi công lắp đặt thiết bị và các cơng trình trọng điểm; đặc biệt chú trọng cơng tác xây dựng phương án quản trị chi phí.Cơng ty than Mạo Khê đặt trọng tâm vào công tác đầu tư công nghệ. Theo lãnh đạo Công ty, do chất lượng than quá xấu, các vỉa than dốc nên phần lớn khai thác theo công nghệ chia lớp ngang nghiêng nên khi lấy than khó

tổ chức lọc đá khi khai thác than. Chính vì vậy, Cơng ty đã chú trọng đầu tư công nghệ để nâng cao năng suất và chất lượng than. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới phù hợp với từng điều kiện địa chất của từng vỉa, cơ giới hóa ở các lị chợ, áp dụng các sơ đồ công nghệ khai thác mới trong điều kiện địa chất phức tạp: vỉa dày, dốc, mỏng, tiết kiệm tài nguyên trong khai thác. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, đảm bảo tiến độ và nâng cao hiệu quả công tác đầu tư xây dựng cơ bản, sản xuất - kinh doanh đạt hiệu quả cao…

4.3.9. Hồn thiện quản lý thanh quyết tốn

Công ty than Mạo Khê đã thực hiện và chỉ đạo các đơn vị thành viên thực hiện rà sốt lại tồn bộ các khoản đầu tư tài chính dài hạn, tái cơ cấu các khoản đầu tư trên nguyên tắc đảm bảo an toàn vốn và hiệu quả. Công ty thực hiện rút kinh nghiệm trong quá trình lập, thẩm định phê duyệt dự tốn cơng trình rút kinh nghiệm trong q trình trích khấu hao tài sản cố định chưa đúng quy định do xác định thời gian trích khấu hao khơng đúng hưa đúng dự tốn. Rút kinh nghiệm trong công tác đối chiếu công nợ, nợ quá hạn.

+ Trong cơng tác hạch tốn kế tốn, rà sốt và tính tốn các khoản doanh

thu, chi phí, lợi nhuận, các khoản thuế phải nộp .

+ Trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt dự tốn cơng trình chưa đúng dự

tốn và đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành đối một số dự án như gói thầu số 6 san gạt mặt bằng của dự án đầu tư khai thác xuống sâu dưới 50m, gói thầu số 6 dự án khai thác hầm lị của cơng ty than Mạo Khê. Theo đó, Cơng ty thực hiện giảm trừ thanh quyết toán với hàng loạt khoản tiền được Thanh tra Bộ Tài chính chỉ ra.

Về cơng tác đầu tư, công ty lên chỉ đạo các đơn vị thành viên đánh giá các dự án đầu tư đang triển khai, đảm bảo sử dụng hiệu quả vốn đầu tư.

4.3.10. Hoàn thiện thanh tra, kiểm tra

Hoàn thành các cuộc thanh tra, kiểm tra. Các chương trình thanh tra, kiểm tra năm tăng cường thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, kiểm tra đột xuất, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, cơng tác phịng chống tham nhũng trong các lĩnh

vực quản lý, sản xuất, thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước, công tác cán bộ, công tác quản lý tài nguyên, ranh giới mỏ nhằm bảo vệ tài sản, tài nguyên, bảo vệ cán bộ, vì mục tiêu nhiệm vụ năm, tiếp tục tăng cường phối hợp chặt chẽ thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra và với quan điểm lấy phòng ngừa là chính. Đồng thời, thực hiện nghiêm minh, đủ sức răn đe đối với sai phạm của các tập thể, cá nhân đảm bảo an ninh trật tự, ổn định, phát triển sản xuất.

4.4. Một số đề xuất, kiến nghị

4.4.1. Kiến nghị với Nhà nước

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp đã được quyền tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, tự chủ về tài chính. Nhà nước chỉ quản lý, can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp ở tầm vĩ mô thông qua việc ban hành các cơ chế, chính sách. Tuy nhiên, để tạo môi trường và điều kiện kinh doanh cho các doanh nghiệp nói chung cũng như Công ty than Mạo Khê nói riêng, Nhà nước cần quan tâm đến một số vấn đề sau:

- Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, thanh tra: Nhà nước cần đổi mới các hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Tránh tình trạng kiểm tra trùng lắp, chồng chéo, sai chức năng gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phải có kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Kết quả kiểm tra, thanh tra phải được hoàn thiện bằng văn bản, có kết luận rõ ràng và được công bố công khai.

- Thời gian kiểm tra, thanh tra trong vòng 2 năm một lần, không nên để quá lâu (hiện nay 5 năm).

- Nhà nước cần tiếp tục thực hiện cải cách các thủ tục hành chính theo hướng “một cửa” để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tận dụng được thời gian, chớp được cơ hội kinh doanh và giảm các chi phí khơng cần thiết.

4.4.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính

Các quyết định của Bộ Tài chính có ý nghĩa vơ cùng quan trọng và có mức độ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản lý tài chính của các doanh nghiệp trong cả nước. Do đó, để hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động

quản lý tài chính của Công ty ngày càng tốt hơn, Bộ Tài chính cần quan tâm đến một số kiến nghị sau:

- Bộ Tài chính cần cải tiến cơng tác kế toán để giúp cho các doanh nghiệp thực hiện và phản ánh các nghiệp vụ kế toán phát sinh một cách chính xác, tiến hành hạch tốn đúng quy trình. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng cần thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm toán cơng tác hạch tốn tại các doanh nghiệp để phản ánh chính xác trách nhiệm và nghĩa vụ của các đơn vị với Nhà nước, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình, từ đó góp phần đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

- Bộ Tài chính cần phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tiếp tục ban hành những chính sách để cải tiến và mở rộng hoạt động của hệ thống Ngân hàng như nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, thấm nhuần tư tưởng lãnh đạo của Đảng và Nhà nước… để có thể tạo một mơi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn có được nguồn vốn để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi.

KẾT LUẬN

Quản lý tài chính là một nội dung quan trọng nhất trong hoạt động quản lý doanh nghiệp, kết quả tài chính là một bức tranh tồn cảnh, rõ nét nhất về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng quản lý tài chính có đóng góp khơng nhỏ vào nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo ra lợi thế cạnh tranh tốt trong nền kinh tế thị trường. Vấn đề này đã được bàn đến khá nhiều, song tính thời sự của nó vẫn còn nguyên giá trị, mặt khác ở mỗi thời điểm khác nhau, tình huống khác nhau, doanh nghiệp khác khau… phương pháp để quản lý cũng khác nhau, hay nói cách khác quản lý tài chính vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Việc nghiên cứu đề tài

“Quản lý tại chính tại cơng ty than Mạo Khê” đã đạt được những kết quả sau:

- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về TCDN, quản lý TCDN. Trong đó, luận văn cũng đã tập trung chủ yếu vào các nội dung quản lý tài chính và các biện pháp quản lý tài chính. Tập trung đi sâu nghiên cứu các nội dung và biện pháp quản lý chủ yếu trong cơng tác quản lý tài chính doanh nghiệp

- Qua nghiên cứu khảo sát, đánh giá một cách toàn diện, với những phương pháp phù hợp và nguồn số liệu phong phú, luận văn đã cho thấy một thực trạng của cơng tác quản lý tài chính với những tồn tại được chỉ ra.

- Trên cơ sở đó luận văn đã đề xuất một hệ thống giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý tài chính ở Cơng ty than Mạo Khê. Những nhóm giải là cần thiết và hữu dụng đối với công ty trong thời điểm này

Quản lý tài chính là một lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm, cùng một phương pháp nhưng áp dụng ở các doanh nghiệp khác nhau lại cho kết quả khác nhau, bên cạnh đó cách đánh giá chất lượng quản lý cũng có khía cạnh khơng định lượng được. Tính phức tạp của hoạt động này được thể hiện cả trên lý luận và thực tiễn, vì vậy, kết quả nghiên cứu của luận văn chỉ là một đóng góp nhỏ cho sự phát triển của khoa học tài chính, song do trình độ cịn hạn chế, chắc chắn luận văn khơng tránh khỏi thiếu sót. Tác giả mong nhận được những nhận xét, góp ý của các Thầy/Cô giáo, bạn đọc và những người quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính, 2017. TT45 2017 TT-BTC về ban hành chế độ quả n lý, sử dụng và trích khấu hao tài sả n cố định, tháng 4 năm 2017.

2. Báo cáo kiểm tốn Cơng ty than Mạo Khê, năm 2016,2017,2018,2019. 3. Báo cáo kiểm tốn Cơng ty than Mạo Khê, năm 2016,2017,2018,2019. 4. Báo cáo kiểm tra tại Công ty than Mạo Khê

5. Công ty Than Mạo Khê – TKV

6. Nguyễn Thị Phương Hảo, 2016. Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản

trị tài chính tại cơng ty cổ phần đường Quảng Ngãi, luận văn thạc sĩ Đại học

Ngoại Thương.

7. Jean Philippe Bouchaud, Marc Potters (August 28, 2000), Theory of Financial Risks: From Statistical Physics to Risk Management, nhà xuất bản Cambridge University Press; 1 Edition .

8. Đặng Thị Loan, 2017. Kế tốn tài chính trong các doanh nghiệp, nhà xuất

bản Đại học Kinh tế quốc dân.

9. Nguyễn Thị Vân Nga, 2012. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và

những giải pháp góp phần nâng cao khả năng tài chính của Tổng công ty chè Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Thương Mại.

10. Nguyễn Văn Long, 2016. Hồn thiện quản lý tài chính tại các tập đồn

liên doanh nước ngoài trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, luận văn thạc sĩ.

11. Nguyễn Xuân Nam, 2016. Đổi mới cơ chế quản lý vốn và tài sản đối với các Tổng công ty 91 phát triển theo mơ hình Tập đồn kinh doanh ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Trường đại học Thương Mại.

12. Nghị định số 212/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam.

13. Trần Thị Lan Phương, 2012. Hồn thiện cơng tác quản lý tài chính tại Cơng

ty cổ phần xây dựng số 1 – Vinaconex, Luận văn thạc sỹ trường Đại học kinh tế

14. Nguyễn Duy Quân, 2011. Quản lý tài chính của Cơng Ty Cổ Phần Công Nghệ Và Đầu Tư NDQ Việt Nam, thực trạng và giải pháp đổi mới, Luận văn thạc sỹ

Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

15. Quyết định số 198/2005/QĐ-TTg và Quyết định số 199/2005/QĐ-TTg tổ chức lại Tổng Công ty Than Việt Nam

16. Quyết định số 345/2005/QĐ-TTg thành lập Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

17. Quyết định số 228/2006/QĐ-TTg ngày 11/10/2006.

18. Quyết định số 989/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam

19. Quyết định số 563/TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ. 20. Phòng kế tốn – tài chính, Cơng ty than Mạo Khê, Báo cáo tài chính năm 2016 -2019.

21. Phòng kế tốn – tài chính, Cơng ty than Mạo Khê, Báo cáo tài chính năm (2016), (2017), (2018), (2019).

22. Quyết định số 198/2005/QĐ-TTg và Quyết định số 199/2005/QĐ-TTg tổ chức lại Tổng Công ty Than Việt Nam

23. Quyết định số 345/2005/QĐ-TTg thành lập Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

24. Quyết định số 228/2006/QĐ-TTg ngày 11/10/2006.

25. Quyết định số 989/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

26. Quyết định số 563/TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ.

27. Lê Hồi Thu, 2018. Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý tài chính ở

công ty cổ phần đầu tư và phát triển phần mềm Hịa Bình, Luận văn thạc sĩ, đại học

Kinh tế quốc dân.

28. Nguyễn Thị Ánh Tuyết, 2016. Quản trị tài chính doanh nghiệp và hệ cơng cụ quản trị tài chính, Tạp chí Kế tốn và Kiểm toán, số tháng 5 năm 2016.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính ở công ty than mạo khê (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)