Quy định về kết luận của cơ quan điều tra khi không đủ căn cứ buộc tộ

Một phần của tài liệu Luận văn nguyên tắc suy đoán vô tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 59 - 63)

17 Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bình luận khoa học bộ luật tố tụng hình sự, Nxb Thành phố Hồ Chí

2.2.2. Quy định về kết luận của cơ quan điều tra khi không đủ căn cứ buộc tộ

Điều tra là một giai đoạn của tố tụng hình sự, nên giai đoạn điều tra có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc, khoảng thời gian giữa thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của giai đoạn điều tra chính là thời hạn điều tra. Việc quy định thời hạn điều tra thể hiện sự tiến bộ trong kỹ thuật lập pháp của nhà làm luật, trên cơ sở quy định thời hạn điều tra một cách cụ thể hơn để ràng buộc trách nhiệm chứng minh tội phạm của cơ quan điều tra phải tiến hành một cách nhanh chóng và đúng thời hạn luật định, hết thời hạn này, nếu khơng chứng minh được tội phạm thì theo ngun tắc suy đốn vơ tội, bị can được coi là vô tội và được minh oan bằng quyết định đình chỉ điều tra. Khoản 1, Điều 230 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:

“Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự;

Đề tàiĐề tài nguyên tắc suy đốn vơ tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

b) Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm”.

Theo quy định trên khi có những căn cứ sau: người bị hại rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự đối với những vụ án phải khởi tố theo u cầu của người bị hại, khơng có sự việc phạm tội, hành vi khơng cấu thành tội phạm, Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự, Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật, đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, tội phạm được đại xá, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can thực hiện hành vi phạm tội… thì cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra. Trong những căn cứ để đình chỉ điều tra nêu trên thì những căn cứ thể hiện nội dung của ngun tắc suy đốn vơ tội bao gồm các căn cứ tại Khoản 1 và 2 Điều 157 là khơng có sự việc phạm tội, hành vi không cấu thành tội phạm và căn cứ tại Khoản 2 Điều 230 là đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm Đình chỉ điều tra chính là việc cơ quan điều tra ngừng hẳn tồn bộ các hoạt động điều tra đối với vụ án hình sự cũng như đối với bị can, hay nói cách khác là nếu cơ quan điều tra đã làm hết sức và trách nhiệm mà khi hết thời hạn điều tra vẫn khơng chứng minh được tội phạm thì phải đình chỉ điều tra và bị can phải được coi là khơng có tội. Quy định trên một lần nữa đã khẳng định một nội dung vô cùng quan trọng của ngun tắc suy đốn vơ tội, khi khơng chứng minh được tội phạm và hành vi phạm tội của bị can, thì cơ quan có thẩm quyền phải kết luận họ vơ tội, đồng thời cũng thể hiện nội dung bị can chưa bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật.

Trong giai đoạn điều tra nếu có một trong những căn cứ khơng được khởi tố vụ án hình sự được quy định tại Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự 2015: “Khơng có sự việc

phạm tội, Hành vi khơng cấu thành tội phạm, Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự, Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật, Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm thì cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra…” thì cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra.

Luật đã quy định rõ ràng những trường hợp đình chỉ điều tra nên cơ quan điều tra khơng được phép đình chỉ điều tra vì bất kỳ lý do nào khác, trong quyết định đình chỉ

Đề tàiĐề tài ngun tắc suy đốn vơ tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

điều tra phải ghi rõ lý do đình chỉ điều tra đã được pháp luật quy định mà không được phép ghi là “xét thấy không cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự”18

Đình chỉ điều tra đồng nghĩa với chấm dứt tố tụng hình sự, cho nên trước khi đình chỉ điều tra, cơ quan điều tra phải xem xét cẩn thận và đầy đủ các mặt chứng cứ và pháp luật.

Trong quyết định đình chỉ điều tra phải nêu rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), việc xử lý vật chứng và những vấn đề khác có liên quan. Và theo quy định tại Khoản 2, Điều 230 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì trong quyết định đình chỉ điều tra phải ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), việc xử lý vật chứng và những vấn đề khác có liên quan. Người ra quyết định đình chỉ điều tra phải chịu trách nhiệm về tính căn cứ và hợp pháp của quyết định đình chỉ điều tra, sau khi nhận được quyết định đình chỉ điều tra của cơ quan điều tra nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra khơng có căn cứ thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra, nếu thấy đủ căn cứ để truy tố thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố theo thời hạn, trình tự, thủ tục theo luật định.

Có thể thấy quy định về đình chỉ điều tra vụ án hình sự góp phần đảm bảo tính khách quan của vụ án, khắc phục được định kiến của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với bị can là cho rằng họ là người phạm tội mà trong quá trình giải quyết vụ án chỉ thu thập chứng cứ buộc tội mà bỏ qua chứng cứ gỡ tội, điều này đòi hỏi cơ quan tiến hành tố tụng mà cụ thể hơn trong trường hợp này là cơ quan điều tra phải thu thập chứng cứ một cách toàn diện, đầy đủ, khách quan, đúng luật định, quá trình chứng minh, thu thập, kiếm tra, đánh giá chứng cứ đều là cơ sở pháp lý cho việc ra kết luận điều tra và giải quyết vụ án, nếu kết quả điều tra cho thấy không đủ căn cứ để tiến hành các hoạt động tố tụng tiếp theo thì đình chỉ điều tra là hệ quả tất yếu chứng minh cho việc xác định sự thật khách quan và nội dung của nguyên tắc suy đốn vơ tội: Khi khơng đủ và khơng thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do luật định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội khơng có tội. Trong trường hợp này, kết luận người bị buộc tội khơng có tội cụ thể là quyết định đình chỉ điều tra. Khi 18 Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, Nxb. Thành phố Hồ Chí

Đề tàiĐề tài nguyên tắc suy đốn vơ tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

khơng đủ căn cứ để tiến hành các hoạt động tố tụng tiếp theo, không chứng minh được bị can phạm tội khi hết thời hạn điều tra thì lẽ tất nhiên theo nguyên tắc xác định sự thật khách quan của vụ án và ngun tắc suy đốn vơ tội, quyết định điều tra phải được ra bởi cơ quan điều tra nhằm tra nhằm kết luận sự vô tội của họ. Nếu tuân thủ theo quy định của luật về căn cứ đình chỉ điều tra, chủ thể ra quyết định điều tra, thì sẽ đảm bảo tuân thủ được ngun tắc suy đốn vơ tội nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.

Có thể khẳng định trong các quy định về kết luận điều tra, thì quy định về quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự đã thể hiện rõ nét nội dung của ngun tắc suy đốn vơ tội, từ khi một người được cơ quan tiến hành tố tụng xác định có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội, trải qua một loạt các hoạt động chứng minh, thu thập chứng cứ, tình tiết liên quan đến nội dung vụ án và các hoạt động khác theo luật định của cơ quan điều tra, bị can là người đã bị khởi tố về hình sự, các quyền cơ bản về tự do thân thể, tự do đi lại của họ đã bị hạn chế bằng các biện pháp ngăn chặn, nhưng địa vị pháp lý của họ hoàn toàn khác với địa vị pháp lý của người đã bị Tòa án buộc tội bằng bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật. Ngun tắc suy đốn vơ tội thể hiện quan điểm tư tưởng chủ đạo của mình: Khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cụ thể trong trường hợp này là cơ quan điều tra không chứng minh được bị can có tội dù đã cố hết sức và trách nhiệm của mình, áp dụng mọi biện pháp luật định nhằm mục đích chứng minh nhưng đã quá thời hạn điều tra mà vẫn không thể nào chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm hay hành vi phạm tội thì trên cơ sở tơn trọng các ngun tắc tư tưởng chi phối hoạt động tố tụng, hiển nhiên bị can phải được cơ quan điều tra minh oan bằng quyết định đình chỉ điều tra, tức là kết luận họ khơng có tội, chứ khơng phải cơ quan điều tra khi khơng chứng minh được tội phạm theo trình tự, thủ tục luật định thì dùng mọi biện pháp để áp đặt bị can là người có tội. Đó là hành vi vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Từ đó mới thấy được tầm quan trọng của nguyên tắc suy đốn vơ tội trong việc bảo vệ những người yếu thế hơn trong quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, đảm bảo khơng có sự đánh đồng giữa người bị buộc tội với người phạm tội và Nhà nước ta luôn cố gắng đảm bảo việc xét xử đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không để một ai phải chịu hàm oan, đảm bảo tính cơng bằng và nghiêm khắc nhưng cũng thể hiện tính nhân đạo của pháp luật về tố tụng hình sự Việt Nam.

Đề tàiĐề tài ngun tắc suy đốn vơ tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Luận văn nguyên tắc suy đoán vô tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w