XUẤT GIẢI PHÁP.
3.1.3. Bất cập trong quy định về biện pháp ngăn chặn tạm giữ
Đối với quy định về biện pháp ngăn chặn tạm giữ, thì có thể hiểu tạm giữ là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, tạm thời hạn chế quyền tự do trong một thời hạn ngắn đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã nhằm ngăn chặn tội phạm, hành vi cản trở hoạt động điều tra của người bị tạm giữ, tạo điều kiện cho cơ quan điều tra có thời gian để tiến hành các hoạt động điều tra ban đầu để có cơ sở ra quyết định khởi tố bị can, tạm giam, áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác hoặc trả tự do cho người bị tạm giữ. Theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự thì chủ thể có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ có thể là cơ quan điều tra hoặc các chủ thể được giao nhiệm vụ tiến hành hoạt động điều tra hoặc do luật định. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 118 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì thời hạn tạm giữ đối với những người bị ra quyết định tạm giữ bởi chủ thể không phải là cơ quan điều tra hoặc cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra chưa được tính từ khi ra quyết định tạm giữ mà chỉ khi nào chủ thể đó tiến hành chuyển người bị bắt đến cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thì thời hạn tạm giữ mới được tính. Có thể thấy, đây chính là một điểm hạn chế về kỹ thuật lập pháp trong
Bộ luật tố tụng hình sự, có thể ảnh hưởng đến quyền tự do cá nhân của người bị tạm giữ, chính vì thế, Khoản 1, Điều 118 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 nên có quy định theo hướng: Thời hạn tạm giữ khơng q 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra
Đề tàiĐề tài nguyên tắc suy đoán vơ tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú. Khoản 2, Điều 118 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định: Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn
tạm giữ nhưng khơng q 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng khơng q 03 ngày.
Quy định này cịn chưa có sự cụ thể, nên các chủ thể có tiến hành tố tụng có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, dẫn đến phạm vi áp dụng quy định này khá rộng, trường hợp nào được cho là cần thiết? Trường hợp nào được cho là đặc biệt? Quan điểm tùy thuộc vào người tiến hành tố tụng nhận định thế nào và thực hiện. Do vậy, theo quan điểm của người viết, để đảm bảo thực hiện một cách tuyệt đối tinh thần của ngun tắc suy đốn vơ tội, nhà làm luật nên quy định cụ thể từng trường hợp để quy định về thời hạn tạm giữ được áp dụng một cách thống nhất và đồng thời đảm bảo thời gian tạm giam khơng được kéo dài vì mục đích khác của cơ quan điều tra, đảm bảo quyền và lợi ích của người bị tạm giữ.