Xuất giải pháp chung để đảm bảo tuân thủ nội dung của nguyên tắc suy đốn vơ tội trong giai đoạn điều tra trên thực tế

Một phần của tài liệu Luận văn nguyên tắc suy đoán vô tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 78 - 84)

24 Hai cha con bị cảnh sát khống chế trước trường mầm non, Phước Tuấn Quốc Thắng,

3.2.3. xuất giải pháp chung để đảm bảo tuân thủ nội dung của nguyên tắc suy đốn vơ tội trong giai đoạn điều tra trên thực tế

suy đốn vơ tội trong giai đoạn điều tra trên thực tế

Có thể thấy hiệu quả của hoạt động truy tố, xét xử phụ thuộc rất nhiều vào kết quả của hoạt động điều tra, nếu kết quả điều tra chính xác, khách quan sẽ đảm bảo hoạt động truy tố, xét xử và ngược lại. Để nâng cao chất lượng của hoạt động điều tra, nhằm đảm bảo nguyên tắc suy đốn vơ tội, có thể nhận định rằng điều tra viên có vị thế rất quan trọng. Thực tiễn hoạt động điều tra, truy tố, xét xử cho thấy, các vụ án oan, sai vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc suy đốn vơ tội gây bức xúc trong dư luận đều xuất phát từ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của điều tra viên. Chính vì thế, để đảm bảo ngun tắc suy đốn vơ tội được tơn trọng, người viết đề xuất cần thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm điều tra viên, quy định cụ thể

Đề tàiĐề tài nguyên tắc suy đốn vơ tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

cơ chế kiểm sốt có hiệu quả hoạt động của điều tra viên, có chế độ thưởng hay xử lý vi phạm một cách cụ thể tương xứng với năng lực hoạt động nghiệp vụ của từng điều tra viên nhằm khuyến khích những điều tra viên có năng lực và nhằm răn đe những người có lý tưởng nghề nghiệp, đạo đức khơng vững vàng để họ không vi phạm các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hoạt động điều tra nói chung và ngun tắc suy đốn vơ tội nói riêng.

Ngồi ra, để nâng cao nhận thức của cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật và của nhân dân về ngun tắc suy đốn vơ tội, người viết xin đề xuất một số biện pháp sau:

Nâng cao trình độ nghiệp vụ, nắm vững các quy định của pháp luật nói chung, ngun tắc suy đốn vơ tội trong luật tố tụng hình sự nói riêng, có tinh thần trách nhiệm đối với cơng việc, có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống đáp ứng yêu cầu của của cải cách tư pháp là địi hịi khơng ngừng đối với đội ngũ cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật. Bên cạnh đó, cần làm tốt cơng tác đào tạo bổi dưỡng về chun mơn nghiệp vụ nói chung, về luật tố tụng hình sự nói riêng, trong đó cần bồi dưỡng ngun tắc suy đốn vơ tội để nâng cao năng lực trình độ chun mơn và trách nhiệm của cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật. Muốn đội ngũ cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật có trình độ chun mơn cao, năng lực và kỹ năng nghiệp vụ nhuần nhuyễn thì ngay lừ đầu, việc tuyển dụng cán bộ vào làm việc trong các cơ quan bảo vệ pháp luật đòi hỏi pháp đáp ứng các tiêu chuẩn do pháp luật quy định trong đó địi hỏi cơ bản đầu tiên về trình độ phải là cử nhân luật trở lên. Khi có trình độ pháp lý ở bậc đại học, cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ có điều kiện, khả năng nhận thức một cách đúng đắn về các chế định pháp lý nói chung, về nguyên tắc suy đốn vơ tội nói riêng. Cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật phải xác định rõ việc học tập, nghiên cứu để hiểu biết những quy định của pháp luật tố tụng hình sự nói chung, về ngun tắc suy đốn vơ tội nói riêng, thi hành nghiêm chỉnh pháp luật là trách nhiệm của mình.

Hơn thế nữa, để nâng cao nhận thức của cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật về ngun tắc suy đốn vơ tội, vấn đề quan trọng nhất là phải khắc phục khuynh hướng buộc tội một chiều trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Cần thấy rằng, xét về mặt tâm lý, người tiến hành tố tụng khó có thể chấp nhận người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người vô tội, nhất là trong trường hợp họ nhận tội. Trong quá trình điều tra suy nghĩ của Điều tra viên, về việc người bị tạm giữ, bị can phạm tội thường được khẳng định bởi bản án kết tội của Tòa án. Thực tiễn điều tra cho thấy, cách tư duy đồng nhất người bị tạm giữ, bị can, bị cáo với người phạm tội là rất nguy hiểm cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, bời lẽ nó xa rời ngun tắc suy đốn vơ tội, vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của

Đề tàiĐề tài ngun tắc suy đốn vơ tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

người bị tạm giữ, bị can. Khuynh hướng buộc tội một chiều còn vi phạm yêu cầu phải xem xét vụ án một cách đầy đủ, khách quan, tồn diện và chính xác. Khuynh hướng buộc tội một chiều còn liên quan chặt chẽ đến tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Nếu Cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam, mà sau này phải đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hoặc Tịa án tun bị cáo khơng phạm tội, thường bị đánh giá rằng, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có liên quan hoạt động kém hiệu quả. Cách nhìn nhận vấn đề như vậy dẫn đến việc người tiến hành tố tụng khơng có động lực để ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án do khơng có sự kiện phạm tội, do hành vi khơng cấu thành tội phạm, do hết thời hạn điều tra không chứng minh được bị can thực hiện hành vi phạm tội. Cần phải có cách nhìn ngược lại, nếu đã khởi tố, áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với bị can, mà sau đó cơ quan tiến hành tố tụng xác định được bị can khơng phạm tội và ra quyết định đình chi điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định đình chí vụ án hoặc Tịa án tun bị cáo khơng phạm tội, thì đây phải được coi là sự chiến thắng của cơng lý, coi đó là sức mạnh, hiệu quả hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và phải được dư luận xã hội hoan nghênh.

Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức và của mỗi người dân về nguyên tắc suy đốn vơ tội dược quy định trong Hiến pháp và trong pháp luật tố tụng hình sự. Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự nói chung, về ngun tắc suy đốn vơ tội nói riêng, cần được phổ biến rộng rãi để mọi người dân, mọi cơ quan, tổ chức biết được quyền và nghĩa vụ của mình, bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự được thi hành đúng pháp luật. Có thể tuyên truyền, giáo dục pháp luật trên các phương tiện truyền thông đại chúng như: Đài phát thanh, truyền hình, báo chí... Giải pháp này vừa giúp cho ngun tắc suy đốn vơ tội được thực hiện nghiêm chỉnh, nhanh chóng, đồng thời có tác dụng răn đe những người có ý định phạm tội trong xã hội. Cần làm tốt cơng tác tun truyền để tồn xã hội hiểu rằng, nguyên tắc suy đoán vơ tội khơng chỉ có ý nghĩa trong tố tụng hình sự, mà cịn có ý nghĩa đối với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, vì nó liên quan trực tiếp đến nhân phẩm, danh dự của con người. Với tính chất là quy định pháp luật, Điều 13, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 của nước ta buộc các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cơng dân có trách nhiệm phải đối xử với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo như đối với người vơ tội, khi họ chưa có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật. Điều luật nghiêm cấm đối xử với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo như đối với người phạm tội, khi họ chưa có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật, điều đó tạo tiền để xây dựng mối quan hệ với họ bình thường

Đề tàiĐề tài ngun tắc suy đốn vơ tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

như với những công dân khác trong xã hội. Các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân cần hiểu đúng rằng, quyền được suy đốn vơ tội của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cịn có hiệu lực đối với lĩnh vực khác của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, chảng hạn người bị tạm giữ, bị can, bị cáo khơng thể bị đuổi việc, đuổi học vì lý do họ bị tạm giữ hoặc là bị can, bị cáo.

KẾT LUẬN

Đề tài “Ngun tắc suy đốn vơ tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự” có thể xem là một vấn đề pháp lí được nhiều người quan tâm trong khoa học pháp lí về Tố tụng hình sự. Trong q trình nghiên cứu đề tài này trên các phương diện lí luận, pháp lí, thực tiễn người viết đã đúc kết được những nội dung sau:

Ngun tắc suy đốn vơ tội được thể hiện xuyên suốt thông qua các quy định về giai đoạn điều tra, cụ thể như: quy định về trách nhiệm chứng minh của cơ quan tiến hành tố tụng trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, quy định về căn cứ và thẩm quyền khởi tố bị can, quy định về hoạt động hỏi cung bị can, trách nhiệm của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra, quy định về căn cứ áp dụng các biện pháp ngăn chặn như tạm giữ, tạm giam… quy định về thời hạn điều tra, quy định về quyết định đình chỉ điều tra… trên cơ sở phân tích những quy định về điều tra vụ án hình sự, người viết đã phần nào làm bật lên được sự thể hiện của ngun tắc suy đốn vơ tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự thơng qua một số quy định đề cập nêu trên. Tuy nhiên một số quy định vẫn cịn vướng mắc và bất cập từ đó khơng đảm bảo được sự đồng bộ trong việc áp dụng nội dung của ngun tắc suy đốn vơ tội trong giai đoạn điều tra trên thực tế.

Đề tàiĐề tài ngun tắc suy đốn vơ tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Về phương diện pháp luật, theo quan điểm của người viết nên quy định nội dung của nguyên tắc về trách nhiệm xác định sự thật vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng ở Điều 15 vào chung với quy định của ngun tắc suy đốn vơ tội ở Điều 13, hơn thế nữa, cần quy định một cách ràng buộc và cụ thể hơn về căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam ở Khoản 1, Điều 119 thay vì dùng từ “có thể” sẽ khơng đảm bảo được sự áp dụng biện pháp ngăn chặn một cách đồng bộ và có trách nhiệm của Cơ quan tiến hành tố tụng, cụ thể hơn là cơ quan điều tra. Thêm vào đó cần quy định cụ thể hơn trường hợp nào là cần thiết, trường hợp nào là đặc biệt trong quy định tại Khoản 2, Điều 118 về gia hạn tạm giữ để đảm bảo việc áp dụng quy định về gia hạn tạm giữ được đồng bộ hơn.

Về phương diện thực tiễn, có những vụ án mà bị can khơng có tội, nhưng vì bị Điều tra viên bức cung, ép cung, dùng nhục hình nên buộc phải nhận tội, dẫn đến việc bị truy tố oan và kết tội oan, vì thế nên nâng cao nhận thức của Cơ quan điều tra, cụ thể hơn là Điều tra viên về ngun tắc suy đốn vơ tội và tầm quan trọng của nguyên tắc suy đốn vơ tội trong giai đoạn điều tra để hạn chế những định kiến, buộc tội một chiều, đồng thời cần trau dồi phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ Cơ quan điều tra.

Tóm lại, nguyên tắc suy đốn vơ tội là một ngun tắc quan trọng của tố tụng hình sự, và trong giai đoạn điều tra, sự thể hiện của nguyên tắc này đảm bảo tránh được những định kiến buộc tội một chiều của Cơ quan điều tra đối với người bị buộc tội, bảo vệ cho người bị buộc tội- người yếu thế hơn trong mối quan hệ trước Cơ quan tố tụng- đại diện cho quyền lực Nhà nước tránh khỏi sự xâm hại về quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Đứng trước thực trạng hiện nay khi mà việc áp dụng ngun tắc suy đốn vơ tội trong giai đoạn điều tra còn xuất hiện nhiều bất cập thì địi hỏi cần có những giải pháp hữu hiệu để quy định được hồn thiện hơn. Điều đó địi hỏi pháp luật cần có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết và phù hợp và các nhà nghiên cứu luật cần phải đề ra phương hướng giải quyết về mặt lí luận lẫn thực tiễn về vấn đề trên.

Đề tàiĐề tài nguyên tắc suy đốn vơ tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Luận văn nguyên tắc suy đoán vô tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w