XUẤT GIẢI PHÁP.
3.1.2. Bất cập trong quy định về căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn trong việc thể hiện ngun tắc suy đốn vơ tộ
thể hiện ngun tắc suy đốn vơ tội
Biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự có vai trị và vị trí quan trọng trong q trình giải quyết vụ án hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng, nhưng biện pháp ngăn chặn cũng tác động trực tiếp đến quyền tự do cá nhân của con người. Điều 109, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định: Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ
chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hỗn xuất cảnh.
Có thể thấy, căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn ngoài căn cứ là ngăn chặn tội phạm thì cịn có căn cứ áp dụng được quy định ở Điều 109 là tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình tiến hành giải quyết vụ án hình sự. Quy định này có thể là ngun nhân dẫn đến một số trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng lấy căn cứ là tạo điều kiện cho việc giải quyết vụ án hình sự nhằm điều tra khám phá tội phạm mà lạm dụng biện pháp ngăn chặn một cách tùy tiện, vi phạm quyền con người. Hơn thế nữa, biện pháp ngăn chặn như tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự là biện pháp ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do bằng cách tạm thời hạn chế quyền tự do cá nhân của cơng dân, vì thế theo quan điểm của người viết cần quy định một cách rất hạn chế và thật cụ thể căn cứ để áp dụng biện pháp ngăn chặn nhằm hạn chế sự lạm dụng các căn cứ áp dụng để áp dụng biện pháp ngăn chặn một cách tùy tiện, khi không cần thiết mà xâm phạm các quyền cơ bản của công dân.
Quy định về căn cứ áp dụng biện pháp tạm giữ được quy định tại Khoản 1 Điều 117 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì tạm giữ có thể áp dụng đối với người phạm tội tự thú, đầu thú. Tuy nhiên, người phạm tội tự thú, đầu thú không phải là người phạm tội vì
Đề tàiĐề tài ngun tắc suy đốn vơ tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
bị bắt mà họ tự nguyện trình diện khai báo hành vi phạm tội. Chính vì vậy, việc Khoản 1 Điều 117 quy định “tạm giữ có thể áp dụng đối với người phạm tội tự thú hoặc người bị bắt theo quyết định truy nã”. Như vậy vơ hình chung đã coi người phạm tội tự thú, đầu thú là người bị bắt. Do đó, quy định này là khơng hợp lý, luật cần quy định rõ ràng, tách bạch hơn trường hợp này để đảm bảo quyền cho người tự thú, đầu thú trong việc được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Nếu quy định rõ ràng, riêng biệt trường hợp tạm giam người ra đầu thú, tự thú để bảo đảm được quyền lợi và địa vị pháp lý của họ so với người bị bắt.
Bàn về căn cứ tạm giam, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định căn cứ để tạm giam bị can, bị cáo tại Điều 109: Khoản 1, Điều 109 quy định rằng: Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.
Có thể nhận thấy, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về căn cứ tạm giam có phần chưa chặt chẽ, mở rộng đốỉ với bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, duờng như bị can, bị cáo cứ phạm vào hai loại tội này là bị tạm giam nên số bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng bị tạm giam còn nhiều, các biện pháp ngăn chặn khác (cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền) thường ít được áp dụng hoặc chỉ áp dụng sau khi thay thế, huỷ bỏ lệnh tạm giam. Hơn thế nữa, luật dùng từ “có thể áp dụng” chưa thể hiện được sự chặt chẽ và tính cần thiết khi áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo, “có thể” ở đây được hiểu là hồn hồn tùy nghi vào ý chí chủ quan của cơ quan điều tra, tức là muốn áp dụng cũng được, không áp dụng cũng khơng sao. Chính vì vậy, cần xem xét, xác định rõ hơn các căn cứ tạm giam là hết sức cần thiết để vừa hạn chế tạm giam, vừa khơng gây trở ngại, khó khăn cho cơng tác điều tra, truy tố, xét xử. Ý kiến của người viết cho rằng, không nên dựa vào sự phân loại tội phạm của Bộ luật hình sự để quy định căn cứ áp dụng tạm giam. Theo đó, cần xác định căn cứ để tạm giam theo hướng: Tạm giam được áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm vào tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù và có căn cứ nếu khơng tạm giam, họ sẽ gây khó khăn, cản trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội hoặc bị can, bị cáo đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác mà vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan.
Nếu quy định căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam theo hướng đã đề xuất như trên có thể góp phần hạn chế những trường hợp áp dụng biện pháp tạm giam một cách tràn lan, áp dụng pháp luật không thống nhất của các Cơ quan điều tra, đề xuất trên có thể giúp cho việc áp dụng biện pháp tạm giam một cách cụ thể, mang tính cụ thể và bắt buộc hơn đối với Cơ quan điều tra trong việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, từ đó tạo được sự đồng bộ, thống nhất trong việc áp dụng quy định về căn cứ áp dụng biện
Đề tàiĐề tài ngun tắc suy đốn vơ tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
pháp tạm giam. Mặc dù biện pháp ngăn chặn có những biện pháp như bắt, tạm giữ, tạm
giam… có những căn cứ chung để áp dụng, nhưng nếu ta quy định căn cứ áp dụng riêng một cách cụ thể đối với các biện pháp ngăn chặn sẽ đảm bảo hạn chế được tình trạng lạm dụng các căn cứ để áp dụng biện pháp ngăn chặn một cách tùy tiện, muốn đảm bảo nội dung của ngun tắc suy đốn vơ tội thì Cơ quan điều tra phải áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam một cách đúng căn cứ, cụ thể, và thật sự cần thiết, từ đó giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, đảm bảo không một ai bị bắt oan, bị lợi dụng các căn cứ chung để áp dụng biện pháp ngăn chặn một cách tùy tiện, vì thế nên các biện pháp ngăn chặn phải được áp dụng một cách đúng căn cứ, đúng luật định.