Bất cập trong quy định về lời khai của bị can

Một phần của tài liệu Luận văn nguyên tắc suy đoán vô tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 68 - 69)

XUẤT GIẢI PHÁP.

3.1.4. Bất cập trong quy định về lời khai của bị can

Khoản 2, Điều 98 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định: Lời nhận tội của bị can,

bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án.

Thực tiễn cho thấy, có nhiều vụ án mà trong giai đoạn điều tra các bị can thông đồng với nhau để khai ra những thơng tin khơng chính xác nhằm đánh lừa hướng điều tra của cơ quan tiến hành tố tụng, trong những trường hợp như vậy, thông tin về lời nhận tội của bị can, bị cáo dù có phù hợp với các thông tin do các bị can khác đưa ra nhưng cũng khơng thể được coi là chứng cứ, vì thế để khắc phục hạn chế đó, cần phải xem lời nhận tội của bị can, bị cáo là một trong những chứng cứ khác của vụ án và cần phải thu thập, kiểm tra, đánh giá như đối với các chứng cứ khác. Trên thực tế, trong cơng tác điều tra án hình sự, bị can có thể vừa có lời khai nhận tội vừa có lời khai bác bỏ sự buộc tội, vì thế cơ quan điều tra phải kiểm tra, đánh giá cả lời khai nhận tội và lời khai bác bỏ sự buộc tội để đi tới nhận định chính xác lời khai nào là đúng. Chính vì thế, người viết đề xuất quy định về lời khai của bị can, bị cáo như sau:

Lời khai của bị can, bị cáo:

“Bị can, bị cáo trình bày những tình tiết của vụ án.

Khơng được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội”.

Theo quan điểm của người viết ủng hộ quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 về vấn đề này, nên người viết đề xuất theo hướng quan điểm của Bộ luật tố tụng hình sự

Đề tàiĐề tài ngun tắc suy đốn vơ tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

2003, đề xuất trên đảm bảo giúp cho cơ quan điều tra không bị lời khai của các bị can khác đánh lạc hướng điều tra (trong trường hợp các bị can thơng đồng với nhau) từ đó dẫn đến điều tra sai hướng dễ làm cho xác định không đúng tội phạm hoặc bỏ lọt tội phạm, bởi vì theo quy định của pháp luật thì lời khai của các bị can, bị cáo khác cũng được xem là chứng cứ khác của vụ án, chính vì thế với dề xuất trên có thể hạn chế được tình trạng thơng đồng với nhau giữa các bị can, bị cáo nhằm cố tình nhận tội để bao che cho một đối tượng khác làm ảnh hưởng đến tinh thần của nguyên tắc suy đốn vơ tội, đề xuất trên có thể giúp cho cơ quan điều tra khơng bị những lời khai của bị can, bị cáo khác đánh lừa dẫn đến dễ dàng tin tưởng vào lời khai nhận tội của bị can, bị cáo từ đó đảm bảo được ngun tắc suy đốn vơ tội, trên tinh thần chưa xem bị can là người có tội dù cho bị can có lời khai nhận tội đi chăng nữa, thì cơ quan điều tra phải tìm cả những chứng cứ, tình tiết mang tính chất gỡ tội cho bị can, từ đó đảm bảo được mục đích xác định đúng người phạm tội, hành vi phạm tội của cơ quan điều tra.

Một phần của tài liệu Luận văn nguyên tắc suy đoán vô tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w