XUẤT GIẢI PHÁP.
3.2 Những bất cập trong thực tiễn áp dụng nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tộ
vô tội
Một cách tổng quát: Trên thực tế, mặc dù về nguyên tắc, giai đoạn điều tra vụ án hình sự thì người bị bắt/ tạm giam khơng được coi là có tội, nhưng họ đã bị phân biệt đối xử khá nhiều, từ thái độ của cơ quan điều tra, viện kiểm sát đối với họ đến việc hạn chế một số quyền cơng dân. Tình trạng ép cung, mớm cung, dùng nhục hình là vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc. Đây là một ngun nhân chính dẫn đến tình trạng oan sai hiện nay. Có thể nói, để bảo đảm nguyên tắc suy đốn vơ tội thì vai trị của cơ quan điều tra là rất quan trọng. Đây là cơ quan chịu trách nhiệm trong giai đoạn đầu của quá trình tố tụng. Đối với các giai đoạn sau để Viện kiểm sát, Tòa án phát hiện sai lệch hồ sơ vụ án thì phải mất rất nhiều thời gian, công sức mà nhiều khi vẫn khơng phát hiện được. Và nếu phát hiện được thì quyền tự do thân thể của người bị buộc tội đã bị vi phạm nghiêm trọng. Trong giai đoạn này, việc tạm giữ người quá thời hạn vẫn còn xảy ra. Theo Báo cáo của Ủy ban thường vụ quốc hội, việc xảy ra oan sai do cơ quan điều tra thông thường gồm các nguyên nhân sau:
- Việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và việc khởi tố vụ án cịn thiếu sót, vi phạm. Cụ thể, để tin quá hạn mà không điều tra, xác minh không đầy đủ, giải quyết chưa đúng; không khối tố hoặc khởi tố thiếu căn cứ, không đúng quy định của pháp luật.
Đề tàiĐề tài ngun tắc suy đốn vơ tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
- Việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ hình sự, tạm giam cịn vi phạm, phải chuyển xử lý hành chính; xảy ra các trường hợp tự sát, chết do can phạm đánh nhau trong quá trình tạm giữ, tạm giam gây khiếu kiện trong nhân dân.
- Khởi tố bị can cịn chưa đúng, chưa chính xác, thiếu căn cứ. Có những trường hợp chỉ nên xử lý hành chính, nhưng đã khởi tố, điều tra, sau đó phải đình chỉ điều tra.
- Việc thu thập tài liệu, chứng cứ cịn thiếu sót, vi phạm.
Để bảo đảm nguyên tắc thì trước hết, vai trị của cơ quan điều tra là rất lớn. Mặc dù đã có nhiều cải tiến, nhưng tình trạng “án tại hồ sơ” vẫn phổ biến thì hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra của cơ quan điều tra vẫn là căn cứ chính để Viện kiểm sát, Tịa án thực hiện chức năng của mình ở các khâu tiếp theo. Điều đó, địi hỏi cán bộ điều tra phải có bản lĩnh và trình độ cao, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế và khoa học kỹ thuật ngày một phát triển, tội phạm ngày một tinh vi dẫn đến tình trạng có thể bỏ lọt tội phạm nhưng lại để oan, sai người vô tội. Để khắc phục điều này, ngoài việc nâng cao bản lĩnh và trình độ của cán bộ điều tra, cần hồn thiện hệ thống pháp luật về tố tụng hình sự, bảo đảm sự thượng tôn của pháp luật trong hoạt động của cơ quan điều tra. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra nội bộ và giám sát của cơ quan dân cử, của nhân dân để kịp thời phát hiện các sai phạm, tồn tại trong công tác thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, áp dụng các biện pháp ngăn chặn của cơ quan điều tra trong việc điều tra, xử lý tội phạm. Xử lý nghiêm theo pháp luật các trường hợp vi phạm. Thủ trưởng cơ quan điều tra cũng phải chịu trách nhiệm về việc cấp dưới vi phạm pháp luật, để xẩy ra tình trạng oan sai. Mặt khác, cơ quan chức năng cần cân nhắc về sự cần thiết áp dụng biện pháp bắt người vì ngay cả sau đó được trả tự do thì việc làm này cũng đã gây ảnh hưởng lớn về uy tín, cơng việc, hậu quả chính trị của người đó. Cơ quan điều tra khi thực hiện chức năng của mình, đối với mỗi vụ án sẽ có niềm tin nội tâm đối với các vụ án. Nhưng niềm tin đó phải dựa trên các cơ sở bằng chứng cụ thể, không được ép cung, dùng nhục hình... Nếu như khơng có bằng chứng xác đáng thì mặc dù có tin rằng đó là tội phạm thì cũng phải ra quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án. Ngun tắc này địi hỏi cơ quan điều tra phải thu thập, đánh giá các chứng cứ một cách tồn diện: chứng cứ khẳng định sự có tội và chứng cứ khẳng định sự vô tội.
Trong giai đoạn khởi tố, điều tra, theo số liệu của cơ quan có thẩm quyền cho thấy, trong 5 năm từ 2004 đến 2008, tổng số người bị tạm giữ là 264.502 người, tổng số người đã giải quyết là 258.396 người, khởi tố bị can 244.868 người ( tỷ lệ số người bị tạm giữ
Đề tàiĐề tài ngun tắc suy đốn vơ tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
khởi tố trên tổng số đã giải quyết là 92,57%, 7,43% số người bị tạm giam được trả tự do).20
Theo báo cáo tổng kết công tác thi đua, khen thưởng của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2015 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong năm 2015 cho thấy: “hủy quyết định tạm giữ và không phê chuẩn gia hạn tạm giữ đối với 501 người..” thể hiện được sự chấp hành pháp luật về tố tụng hình sự của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi không đủ căn cứ để gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát sẽ không phê duyệt yêu cầu gia hạn tạm giữ từ Cơ quan điều tra. Qua kiểm sát, quyết định trả tự do cho 67 người bị tạm giam khơng có căn cứ pháp luật.
Có thể thấy qua một số thơng tin trên, thì cơ quan tiến hành tố tụng đã nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình khi tiến hành hoạt động tố tụng, cụ thể Viện kiểm sát có thể ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can khơng có căn cứ, trái pháp luật, hủy bỏ quyết định tạm giữ, trả tự do ch người bị tạm giam không có căn cứ pháp luật… trên tinh thần tuân thủ một cách nghiêm túc quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định mới hơn và đầy đủ hơn so với Bộ luật tố tụng hình sự 2003 ở quy định về tạm giam, cụ thể: theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì người ra quyết định tạm giữ phải gửi quyết định tạm giữ kèm theo các tài liệu làm căn cứ tạm giữ cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền. Nếu xét thấy việc tạm giữ khơng có căn cứ hoặc khơng cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. Có thể thấy quy định này trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã góp phần giúp cho Viện kiểm sát thực hiện quyền kiểm sát hoạt động điều tra có đúng pháp luật hay khơng, cụ thể là việc ra quyết định tạm giữ của cơ quan, người có thẩm quyền là có đúng căn cứ pháp luật hay khơng. Nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể trường hợp như thế nào được gọi là cần thiết, trường hợp nào là không cần thiết, do đó chưa đảm bảo được việc áp dụng pháp luật một cách đồng bộ và hiệu quả.
Một vấn đề quan trọng khơng kém nữa chính là vấn đề về đình chỉ điều tra được tiến hành trên thực tế, theo số liệu thống kê của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì từ năm 1997 đến năm 2008. Cơ quan điều tra đã ra quyết định đình chỉ điều tra 20.106 vụ án/31.465 bị can, trong đó đình chỉ vì khơng có tội là 3.893 người, chiếm 12,3% trên tổng số bị can đình chỉ điều tra.21
20 Nguyễn Thành Long, Ngun tắc suy đốn vơ tội trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 140.