Bảng 2.14 : Định giá P/BV theo tỷ trọng khối lượng cổ phiếu đang lưu hành
5. Kết cấu đề tài
1.2 Định giá chứng khoán
1.2.3 Quy trình định giá chứng khốn
Quy trình định giá doanh nghiệp thường theo 3 giai đoạn1.
Thứ nhất: Thu thập dữ liệu.
Trong giai đoạn này cần thu thập các dữ liệu liên quan đến mơi trường kinh tế có ảnh hưởng tới khả năng kinh doanh của công ty trong hiện tại và tương lai. Việc thu thập cịn tập trung ở các tình hình nội tại của cơng ty từ kinh doanh, tài chính, cho đến nhân sự và các phương án đầu tư phát triển. Giai đoạn này có vai trị quan trọng đến chất lượng định giá. Tùy mức độ và kinh phí định giá để xây dựng kế hoạch thu thập dữ liệu.
Thứ hai: Phân tích các dữ liệu để xác định các biến số hợp lý.
Trong bước này phải dựa trên các dữ liệu thu thập và các kiến thức về kinh tế vĩ mô cũng như quản trị doanh nghiệp để xác định các biến số quan trọng trong tính tốn. Các giá trị này phải được phân tích mức độ tin cậy và khả năng biến động với những xác suất xuất hiện.
Giai đoạn này giúp chọn lọc các dữ liệu thu thập, kết hợp nhiều nguồn dữ liệu để đưa ra những giả định thích hợp, tin cậy cho việc tính tốn. Nếu việc chọn lọc và giả định các số liệu được thực hiện khoa học, có căn cứ trên
dữ liệu nguồn và kết hợp các kiến thức phân tích khoa học sẽ là cơ sở quan trọng cho việc định giá doanh nghiệp một cách đáng tin cậy.
Thứ ba: Sử dụng các mơ hình định giá để tính ra giá trị doanh nghiệp.
Trong bước này sẽ sử dụng các phương pháp định giá với các biến số đã được được phân tích ở bước 2. Việc xác định có thể sử dụng 1 phương pháp định giá hay kết hợp nhiều phương pháp định giá và nhiều giá trị biến số để đưa ra nhiều khả năng về giá trị doanh nghiệp.
Giai đoạn này việc tính tốn để xác định giá trị chỉ là bước thực hiện phép tốn tài chính. Vấn đề quan trọng là lựa chọn mơ hình và xử lý các dữ liệu khơng có hoặc thiếu tin cậy. Ngồi ra cịn phải phân tích các biến động về giá trị doanh nghiệp theo các kịch bản thay đổi của môi trường kinh doanh.