Bảng 2.14 : Định giá P/BV theo tỷ trọng khối lượng cổ phiếu đang lưu hành
5. Kết cấu đề tài
3.2 Giải pháp cho cơ quan quản lý
3.2.4 Phát triển nhà đầu tư
Nhà đầu tư là một chủ thể trên thị trường chứng khoán. Sự phát triển của một thị trường chứng khoán là nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đầu tư của nhà đầu tư và đa dạng hóa các nhà đầu tư là điều cần thiết, nhằm thu hút nguồn vốn cho thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, thực tế đa phần nhà đầu tư tham gia thị trường là nhà đầu tư cá nhân, trong khi bóng dáng của các nhà đầu tư tổ chức cịn chưa nhiều. Để hình thành nên các nhà đầu tư tổ chức, Việt Nam cần phát triển các loại hình quỹ đầu tư. Cần thiết nhất, có lẽ là quỹ đầu tư tương hỗ (mutual fund) vốn được các nước phát triển rất mạnh và thu hút các nhà đầu tư cá nhân tham gia. Tại một số nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines đều đã xuất hiện quỹ tương hỗ. Đối với các nhà đầu tư tổ chức lớn, có tính chun nghiệp cao, có thể phát triển thêm các quỹ đầu tư phịng ngừa nhằm đa dạng hóa hơn nữa hình thức đầu tư.
Việc phát triển nhà đầu tư khơng đơn thuần là hình thành nhiều quỹ đầu tư, mà cịn có thể hình thành các nhà đầu tư đạt chuẩn. Ở Mỹ, các nhà đầu tư đạt chuẩn sẽ được dành nhiều ưu tiên. Ở Trung Quốc, các nhà đầu tư nước ngồi cũng phải nằm trong nhóm đạt chuẩn mới được phép đầu tư vào nhóm cổ phiếu hạng A. Các tổ chức tài chính hay có nguồn tiền nhàn rỗi khi tham gia thị trường đều phải thông qua các tổ chức đầu tư đạt chuẩn. Trong khi đó điều kiện đáng buồn cho thị trường chứng khoán Việt Nam là dịng tiền đổ vào thị trường một cách khơng chuyên nghiệp. Trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết hay các ngân hàng đều thấy hoạt động kinh doanh chứng khoán. Nhiều doanh nghiệp, tổ chức sa lầy trong hoạt động không phải là thế mạnh của mình và hậu quả thua lỗ, các cổ đông, nhà đầu tư của doanh nghiệp phải gánh chịu7.