Bảng 2.14 : Định giá P/BV theo tỷ trọng khối lượng cổ phiếu đang lưu hành
5. Kết cấu đề tài
2.4 Dẫn chứng định giá cổ phiếu Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn
2.4.1 Tình hình hoạt động ngành Ngân hàng năm 2012
Năm 2012, có thể xem là một năm khá sóng gió đối với ngành ngân hàng Việt Nam với hàng loạt các vụ bắt bớ, kiện tụng, tăng trưởng tín dụng thấp kỷ lục, tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh. Bức tranh toàn cảnh ngành ngân hàng trong năm 2012 thể hiện qua các khía cạnh sau:
Thứ nhất: Tăng trưởng tín dụng thấp nhất từ trước đến nay.
Tín dụng năm 2012 tăng rất thấp, 7 tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng của toàn nền kinh tế vẫn gần như bằng 0%, sau 11 tháng tín dụng mới tăng lên được hơn 4%. Cuối năm 2012, Ngân hàng Nhà nước cho biết tăng trưởng tín dụng đạt 8,91% so với cuối năm 2011. Trong đó tín dụng VNĐ tăng 11,51%, tín dụng ngoại tệ giảm 1,56%, tín dụng nơng nghiệp, nơng thơn tăng 8%, tín dụng xuất khẩu tăng 14%, tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 6,15%. Dư nợ cho vay các lĩnh vực không khuyến khích giảm và tỷ trọng chiếm 4,4% so với tổng dư nợ cho vay toàn nền kinh tế.
Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng tín dụng qua các năm
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Thứ hai: Lãi suất huy động giảm liên tiếp 6% trong năm 2012
Từ mức trần lãi suất 14%, sau 6 lần điều chỉnh giảm liên tiếp trong năm 2012 cịn 8% và dài hạn thì theo cơ chế thả nổi lãi suất.
Lãi suất cơ bản giảm 5% so với cuối năm 2011, từ mức trần 14% xuống 9%. Song song với việc áp trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn, Ngân hàng Nhà nước đã cho thả nổi lãi suất kỳ hạn 12 tháng trở lên.
Các mức lãi suất điều hành khác cũng giảm mạnh. Lãi suất tái chiết khấu giảm từ 13%/năm xuống còn 8%/năm trong khi lãi suất tái cấp vốn giảm từ 15%/năm xuống 10%/năm.
Thứ ba: Nợ xấu đang là bài tốn khó.
Nợ xấu tính đến thời điểm tháng 9/2012 vào khoảng 8,82%. Điều đáng lưu ý là những con số công bố của các tổ chức tín dụng và giám sát của Ngân hàng Nhà nước có sự khác biệt lớn, theo báo cáo của các tổ chức tín dụng vào cuối năm 2012, nợ xấu vào khoảng 135.000 tỷ đồng, tương đương 4,86% tổng dư nợ và tăng 67,25% so với năm 2011. Con số trên thấp hơn so với 156.000
tỷ theo báo cáo của cơ quan giám sát của Ngân hàng Nhà nước. Việc không thống nhất tỷ lệ nợ xấu cho thấy nợ xấu còn tiềm tàng rất nhiều yếu tố trong hệ thống ngân hàng. Vì thế xử lý nợ xấu đang là một yêu cầu đặt ra khơng chỉ với bản thân các tổ chức tín dụng mà cịn cả toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.
Thứ tư: Tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém.
Năm 2012, Ngân hàng Nhà nước thanh tra toàn diện 32 tổ chức tín dụng, bên cạnh việc tăng cường giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng, từng được dư luận kỳ vọng là năm trọng điểm của tái cơ cấu hệ thống ngân hàng sau khi Ngân hàng Nhà nước đưa ra kế hoạch hợp nhất, mua bán các ngân hàng yếu kém. Việc hợp nhất, sáp nhập các ngân hàng yếu kém là việc làm cần thiết để lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng và tăng cường sức cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.
Thứ năm: Lợi nhuận toàn hệ thống ngân hàng giảm mạnh.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tổng lợi nhuận toàn ngành ngân hàng năm 2012 là 28.600 tỷ đồng, sụt giảm gần 50% so với năm 2011. Tình hình lợi nhuận ảm đạm trong năm 2012 đã chấm dứt những năm tháng hoàng kim lãi khủng của các ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng đều bị sụt giảm lợi nhuận rất mạnh, ngay cả những ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, cũng không tăng trưởng so với năm trước, dù vẫn đứng đầu toàn ngành về lợi nhuận.
2.4.2 Đánh giá chung về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín
2.4.2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín Thương Tín
Tên giao dịch: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín (Tên
viết tắt: Sacombank)
Hội sở: 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày thành lập: Ngày 21/12/1991, Samcombank chính thức đi vào hoạt
động với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng bằng việc hợp nhất Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp với 3 hợp tác xã tín dụng Tân Bình, Thành Cơng và Lữ Gia.
Vốn điều lệ
10.739.677.000.000 đồng tại thời điểm 31/12/2012. Dự kiến năm 2013 tăng vốn điều lệ lên 16.418.000.000.000 đồng, tăng 53% so với năm 2012
Ngành nghề kinh doanh
Sacombank hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng bao gồm:
Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của các tổ chức và dân cư dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, khơng kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đối với các tổ chức và cá nhân chiết khấu các thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá, hùn vốn và liên doanh theo pháp luật.
Mạng lưới hoạt động:
Sacombank xây dựng mạng lưới kênh phân phối phủ rộng 48/63 tỉnh thành trong nước và tại 2 nước cận biên Lào và Campuchia. Tính đến ngày 31/12/2012 Sacombank có 416 điểm giao dịch gồm 1 Ngân hàng con, 5 chi
nhánh nước ngồi 71 CN/SGD trong nước, 338 Phịng giao dịch và 1 Quỹ tiết kiệm. Theo chủ tịch HĐQT Phạm Hữu Phú, 80% Phòng giao dịch, chi nhánh là tài sản của Ngân hàng.
Số lượng nhân sự tính đến cuối năm 2012: Hơn 10.419 cán bộ nhân viên Cơ cấu cổ đông
Số lượng cổ đông Tỷ lệ%/Vốn điều lệ
Trong nước 62.918 62.89% Nước ngoài 688 0.34% Trong nước 228 31.68% Nước ngồi 60 5.09% 63.894 Cá nhân Tổ chức
Cơ cấu cổ đơng
Tổng
Trong đó cổ đông chiến lược:
Cổ đông chiến lược Tỷ lệ SH/VĐL
Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam 10.60% Cơng ty Cổ phần Đầu tư Sài Gịn EXIM 5.17%
Trần Phát Minh 4.94%
Trầm Trọng Ngân 4.93%
Cơng ty Tài chính Quốc tế (IFC) 4.38%
Đặng Văn Thành 4.38%
Niêm yết
Sacombank được Sở giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận niêm yết từ ngày 12/07/2006. Mã chứng khoán: STB
Số lượng cổ phiếu lưu hành: 973.967.664 tại thời điểm 31/12/2012
Tên công ty Tỷ lệ sở hữu Lĩnh vực kinh doanh
Cơng ty TNHH MTV Cho th Tài chính
Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín (SBL) 100% Hoạt động cho thuê Công ty TNHH MTV Khai thác và Quản lý
tài sản Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín 100% Quản lý tài sản Công ty TNHH MTV Kiều hối Ngân hàng
Sài Gịn Thương Tín (SBR) 100% Hoạt động kiều hối Cơng ty TNHH MTV Vàng bạc đá q
Sài Gịn Thương Tín (SBJ) 100% Sản xuất, gia công và mua bán vàng và các kim loại quý, đá quý khác
Công ty TNHH Một thành viên Hypertek 100% Cung cấp giải pháp và dịch vụ công nghệ thơng tin Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín Campuchia 100% Hoạt động ngân hàng
Cơng ty Vàng bạc đá q Sài Gịn Thương Tín Campuchia100% Sản xuất, gia công và mua bán vàng và các kim loại quý, đá q khác
Cơng ty CP Giao dịch hàng hóa Sơn Tín 20% Giao dịch hàng hóa
Cơ cấu bộ máy quản lý
Họ và tên Trình độ chun mơn
Phạm Hữu Phú
21 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Huỳnh Quế Hà
09 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Trầm Bê
09 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Kiều Hữu Dũng
21 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Trầm Khải Hịa
05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Dương Hồng Quỳnh Như
06 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Phan Huy Khang
21 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Nguyễn Miên Tuấn
15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Họ và tên Trình độ chun mơn
Nguyễn Tấn Thành
24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Lê Văn Tòng
24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Nguyễn Thị Thanh Mai
19 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Nguyễn Vạn Lý
24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Họ và tên Trình độ chun mơn
Phan Huy Khang
19 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Dương Hồng Quỳnh Như
06 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Nguyễn Bá Trị
19 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Hà Quỳnh Anh
20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Lý Hồi Văn
12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Nguyễn Minh Tâm
18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Đào Nguyên Vũ
21 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Võ Anh Nhuệ
19 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Hồ Doãn Cường
18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Hà Văn Trung
16 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Huỳnh Thanh Giang
18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Tổng tài sản của Sacombank tăng qua các năm. Đến thời điểm 31/12/2012, tổng tài sản của Sacombank đạt 152,118 tỷ đồng, tăng 10,650 tỷ đồng so với đầu năm tương đương mức tăng 8% so với cùng kỳ năm trước.
Biểu đồ 2.3: Tình hình tăng tổng tài sản của Sacombank từ năm 2007– 2012 (Tỷ đồng)
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC kiểm toán của Sacombank từ 2007-2012
2.4.2.3 Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu của Sacombank tăng qua các năm. Đến thời điểm 31/12/2012, vốn chủ sở hữu của Sacombank đạt 13,698 tỷ đồng, giảm 6% so với đầu năm.
Biểu đồ 2.4: Tình hình tăng vốn chủ sở hữu của Sacombank từ năm 2007 – 2012(Tỷ đồng)
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC kiểm toán của Sacombank từ 2007-2012
2.4.2.4 Huy động vốn
Tổng nguồn vốn huy động đạt 123,753 tỷ đồng tăng 11% so với đầu năm. Trong đó, huy động từ TCKT &DC (bao gồm phát hành trái phiếu) đạt 114,863 tỷ đồng tăng 24% so với đầu năm đạt 92% so với kế hoạch năm 2012.
Biểu đồ 2.5 : Tình hình tăng Tổng nguồn vốn huy động của Sacombank từ năm 2007-2012 (tỷ đồng)
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu danh mục tiền gửi khách hàng của Sacombank từ năm 2007-2012 Theo loại hình tiền gửi Theo loại hình doanh nghiệp
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC kiểm toán của Sacombank từ 2007-2012
Tính đến ngày 31/12/2012, tổng dư nợ tín dụng 98,728 tỷ đồng tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, cho vay khách hàng đạt 94,080 tỷ đồng tăng 20% so với năm 2011.
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu cho vay của Sacombank từ năm 2007-2012 (Tỷđồng)
Biểu đồ 2.8: Cơ cấu danh mục cho vay của Sacombank từ năm 2007-2012 (Tỷ đồng) Theo loại hình kinh doanh Theo loai hình doanh nghiệp
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC kiểm toán của Sacombank từ 2007-2012
Thu nhập thuần từ dịch vụ của Sacombank tăng mạnh nhất 2007-2010. Riêng năm 2012 các hoạt động dịch vụ của Sacombank đều giảm. Dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán giảm lần lượt 26%, 41% từ 149 tỷ đồng còn 110 tỷ đồng và 697 tỷ đồng xuống 411 tỷ đồng. Các dịch vu liên quan chứng khoán, cho thuê, dịch vụ khác đều giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình kinh tế khó khăn, hoạt động của các ngân hàng ngày càng cạnh tranh khốc liệt.
Biểu đồ 2.9 : Tình hình thu nhập thuần từ dịch vụ của Sacombank từ năm 2007- 2012 (Tỷ đồng)
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC kiểm toán của Sacombank từ 2007-2012
2.4.2.7 Lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn
Lợi nhuận trước thuế và ROE của Sacombank những năm gần đây ngày càng giảm. Năm 2012 lợi nhuận trước thuế giảm 50% so với 2011 từ 2.771 tỷ xuống còn 1.368 tỷ đồng. ROE giảm từ 10% xuống 7% so với cùng kỳ năm trước. Khả năng sinh lời trên các mảng kinh doanh ngoài lãi ngày càng thấp,
đặc biệt từ đầu tư chứng khoán là nguyên nhân khiến chỉ số giảm liên tiếp trong những năm gần đây.
Biểu đồ 2.10 : Lợi nhuận trước thuế và hiệu quả sử dụng vốn của Sacombank từ năm 2007-2012 (Tỷ đồng)
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC kiểm toán của Sacombank từ 2007-2012
2.4.2.8 Cơ cấu thu nhập và hoạt động kinh doanh
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh của Sacombank chia làm 5 mảng: thu nhập từ lãi và các khoản tương tự lãi (khoảng 73% tổng thu nhập), thu nhập từ đầu tư và mua lại chứng khoán chiếm 8,6% tổng thu nhập, thu nhập từ khoản phí và dịch vụ khoảng 7,8% tổng thu nhập, thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ và vàng chiếm 7% thu nhập, còn lại là các khoản thu nhập khác.
Trong năm 2012 tất cả các khoản thu nhập của Sacombank đều giảm trong đó giảm mạnh nhất là thu nhập từ đầu tư mua lại chứng khoán do ảnh hưởng chung từ thị trường chứng khoán thế giới và thị trường chứng khoán trong nước tương đương mức giảm 99% từ 7.730 tỷ đồng còn 97 tỷ đồng. Tiếp theo là từ kinh doanh vàng và ngoại tệ (tương đương mức giảm 49%) từ
1.421 tỷ đồng còn 729 tỷ đồng nguyên nhân chính làm hoạt động này giảm là trong năm này Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành chỉ thị chấm dứt huy động và không sử dụng vàng huy động, vàng giữ để cầm cố thế chấp, ký quỹ bảo lãnh tiền vay tại các ngân hàng khác (Chỉ thị 05/CT-NHNN ngày 27/04/2012) . Các khoản thu nhập từ khoản phí và dịch vụ giảm 23% từ 1.685 tỷ đồng xuống mức 1.292 tỷ đồng.
Biểu đồ 2.11: Cơ cấu thu nhập hoạt động kinh doanh theo các thu nhập chính
Biểu đồ 2.12: Thu nhập hoạt động kinh doanh theo các thu nhập chính (Tỷ đồng)
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC kiểm tốn của Sacombank từ 2007-2012
Trong thu nhập từ lãi và các khoản tương tự lãi, thu nhập từ cho vay và tạm ứng chiếm tỷ trọng 60%, thu nhập từ các khoản đầu tư chiếm khoảng 10.5%, thu nhập từ tiền gửi khoảng 5% còn lại là các khoản thu nhập khác.
Biểu đồ 2.13: Cơ cấu thu nhập hoạt động kinh doanh theo khoản mục chi tiết
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC kiểm toán của Sacombank từ 2007-2012
2.4.2.9 Cơ cấu chi phí và hoạt động kinh doanh
Chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm 6 khoản mục chính: chi phí lãi và các khoản tương tự lãi chiếm tỷ lệ 67% tổng chi phí, chi phí hoạt động quản lý chung chiếm khoảng 21%, ngoại tệ và vàng 7.2%, chi phí đầu tư và mua lại chứng khoán 2%, dịch vụ 2%, còn lại là dịch vụ khác. Trong năm 2012 chỉ riêng chi phí quản lý chung tăng lên từ 3.500 tỷ đồng lên 4.100 tỷ đồng còn lại hầu hết các khoản chi phí đều giảm đáng kể so với năm trước.
Biểu đồ 2.14: Chi phí hoạt động kinh doanh theo chi phí chính (Tỷ đồng)
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC kiểm toán của Sacombank từ 2007-2012
Biểu đồ 2.15: Cơ cấu chi phí hoạt động kinh doanh theo chi phí chính
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC kiểm toán của Sacombank từ 2007-2012
một phần do Sacombank đẩy mạnh chính sách phát triển mạng lưới với mục tiêu đeo đuổi là ngân hàng bán lẻ, hệ thống bao phủ trên nhiều tỉnh thành trong và ngồi nước. Chỉ tính riêng năm 2011 chi phí nhân viên tăng lên 90% lên mức 1.900 tỷ đồng. Năm 2012 là 2.000 tỷ đồng tăng 8% so với 2011, hiện nay Sacombank có khoảng 10.419 nhân viên với mức thu nhập trung bình khoảng 19 triệu đồng/người/tháng và nằm trong top những ngân hàng có thu nhập cao nhất.
Biểu đồ 2.16: Cơ cấu chi phí theo khoản mục chi tiết của Sacombank từ năm 2007- 2012
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC kiểm toán của Sacombank từ 2007-2012
2.4.3 Đánh giá hiệu quả đầu tư vào cổ phiếu Ngân hàng Thương