Tăng cường việc đầu tư trang thiết bị máy móc

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần licogi 14 (Trang 96 - 97)

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ

3.2.3.1. Tăng cường việc đầu tư trang thiết bị máy móc

Trong điều kiện hiện nay, việc đầu tư đổi mới TSCĐ, đặc biệt là những máy móc thiết bị cơng nghệ cao là một trong những yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh, thương hiệu, vị thế và là tiền đề cho sự phát triển của DN.

Như đã phân tích ở phần trên, hiện tại, Cơng ty Licogi 14 đang sở hữu một lực lượng máy móc thiết bị khá lớn, đa dạng về chủng loại, công suất và phù hợp với các lĩnh vực hoạt động. Tuy nhiên, hầu hết, các máy móc thiết bị này được đầu tư chủ yếu từ những năm 2008-2009, do đó đến nay đã bị cũ và lạc hậu về công nghệ. Một số TSCĐ của Công ty đã khấu hao hết hơn một nửa, giá trị còn lại khơng nhiều (cịn 30%) và tỷ lệ hao mịn tương đối lớn.

Vì vậy với mơ hình hoạt động đa ngành nghề, lĩnh vực như hiện nay và quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, Công ty cần phải đầu tư thêm một số máy móc thiết bị hiện đại hơn, kể cả thiết bị chuyên dụng và đặc chủng để nâng cao năng lực thiết bị thi cơng, tạo sự cạnh tranh và có cơ hội để tham gia đấu thầu những cơng trình lớn, trọng điểm có u cầu về cơng nghệ cao. Để tiết kiệm chi phí vốn và nâng cao hiệu quả đầu tư, trước hết, Công ty nên tận dụng tối đa nguồn VCĐ sẵn có và các nguồn vốn khác nhàn rỗi khác chưa có nhu cầu sử dụng ngay, sau đó mới dùng đến các nguồn tài trợ khác.

Trên thực tế, Cơng ty và các DN thường có xu hướng sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng để đầu tư máy móc thiết bị. Nếu vay được thì đầu tư, ngân hàng thắt chặt tín dụng, khơng cho vay dài hạn để đầu tư thì Cơng ty khơng có nguồn để đầu tư nữa thì sẽ rơi vào tình trạng bị động. Nếu tình trạng kéo dài thì Cơng ty sẽ khơng có cơ hội để đầu tư, dẫn đến thiếu thiết bị thi công phải đi thuê với giá cao hoặc phải dừng thi cơng. Trong khi đó, Cơng ty vẫn có thể khai thác nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ từ nhiều nguồn khác như: nguồn vốn tự có, lợi nhuận để lại để tái đầu tư, quỹ đầu tư phát triển, nguồn khấu hao, nguồn vốn liên doanh liên kết, từ thị trường vốn, từ nguồn huy động khác…

Mỗi nguồn vốn đều có những ưu nhược điểm riêng và điều kiện thực hiện khác nhau, chi phí sử dụng vốn khác nhau. Vì thế, Cơng ty cần cân nhắc kỹ để lựa chọn cơ cấu nguồn vốn tài trợ hợp lý và có lợi nhất cho DN. Một mặt nhằm đảm bảo đa dang hóa các nguồn tài trợ, phân tán rủi ro, phát huy tối đa ưu điểm của các nguồn vốn được huy động mặt khác cũng đảm bảo khả năng tự chủ trong SXKD cho Công ty. Đồng thời cũng phải đảm bảo nguyên tắc nguồn vốn đầu tư cho TSCĐ là nguồn vốn dài hạn, tránh đầu tư bằng nguồn vốn ngắn hạn không phù hợp với thời gian khấu hao và sử dụng dẫn đến tình trạng mất cân đối nguồn vốn. Tuy nhiên, Cơng ty cũng cần xét đến chi phí cơ hội và thời điểm đầu tư để quyết định lựa chọn nguồn vốn nào, có thể chấp nhận chi phí cao nếu việc đầu tư đó là cần thiết, cấp bách để phục vụ SXKD và thực sự mang lại hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần licogi 14 (Trang 96 - 97)