Kiến nghị với nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần licogi 14 (Trang 105 - 111)

3.3. Một số kiến nghị

3.3.2. Kiến nghị với nhà nước

Nhà nước có vai trị quan trọng trong việc quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tạo hành lang pháp lý và môi trường hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp

đặc biệt có những cơ chế chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, cơng bằng và sự cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN hoạt động và phát triển.

Tuy nhiên hiện nay còn nhiều bất cập trong cơ chế, chính sách của Nhà nước đặc biệt trong lĩnh vực hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản gây ra những khó khăn, vướng mắc trong q trình hoạt động và thực hiện cho các DN xây lắp nói chung và Cơng ty Licogi 14 nói riêng mà Nhà nước cần xem xét điều chỉnh. Cụ thể:

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực quản lý đầu tư XDCB, kinh doanh bất động sản theo hướng hiện đại và theo kịp sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Cần hoàn thiện đồng bộ hệ thống văn bản pháp luật có liên quan như quy chế đấu thầu, quy chế quản lý đầu tư XDCB, hệ thống định mức đơn giá tiêu chuẩn… cũng như kiện toàn tổ chức và hoạt động của cơ quan điều hành, quản lý các lĩnh vực xây dựng.

- Sửa đổi quy định về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng tại các Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004, Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ theo hướng gọn nhẹ nhằm giảm bớt khối lượng các biên bản nghiệm thu, điều này đồng nghĩa với việc giảm nhân lực tham gia làm hồ sơ và rút ngắn thời gian hồn chỉnh hồ sơ. Vì chất lượng đối với các phần việc xây dựng đã được thực hiện tại cơng trình, dự án bất luận ln thuộc trách nhiệm bảo hành, sửa chữa của các DN đã thi công trong trường hợp xảy ra lỗi hỏng.

- Theo quy định, trong hồ sơ dự tốn thi cơng xây dựng một cơng trình khơng tính đến khoản chi phí lãi vay mà DN xây dựng phải bỏ ra để triển khai thực hiện thi công mặc dù có tiền ứng trước từ chủ đầu tư khơng bị tính lãi. Tuy nhiên trên thực tế, các DN đều phải chi cho khoản lãi vay này cho dù DN sử dụng nguồn vốn tự có. Để đảm bảo cho DN xây dựng SXKD có lãi, kiến nghị trong quy định lập hồ sơ dự tốn cơng trình xây dựng tính tốn bổ sung thành phần chi phí này.

- Hiện tại, các dự án xây dựng các nhà máy thủy điện đang được Chính phủ quan tâm chú trọng đầu tư. Mặc dù đã có cơ chế đặc thù 797-400 của Chính phủ và các quy định khác cho việc đầu tư các dự án thủy điện. Tuy nhiên, đối với các dự án xây dựng thủy điện, với đặc điểm vừa thiết kế vừa

thi cơng, vị trí xây dựng nằm ở vùng sâu nên việc khảo sát thiết kế tính tốn các khối lượng thi cơng không thể đúng với thực tế, dẫn đến khối lượng phát sinh, thay đổi lớn.

Việc thanh toán giá trị khối lượng phát sinh, thay đổi này chỉ được tối đa bằng 85% giá trị thực hiện khi dự tốn chưa được phê duyệt. Điều này gây khó khăn rất lớn về tình hình tài chính của DN, đặc biệt là đối với Licogi 14 khi tham gia thi công một số dự án thủy điện lớn của Chính phủ. Kiến nghị quy định tăng mức tạm thanh tốn này lên vì thực tế giá trị các khối lượng đó đã được triển khai thực hiện xong, thậm chí đã được bàn giao.

- Có chính sách hỗ trợ lãi suất, chính sách thuế, chính sách khuyến khích đầu tư cho các DN xây lắp, kinh doanh BĐS phù hợp trong từng giai đoạn thời điểm tạo điều kiện tốt nhất cho các DN vượt qua khó khăn, khủng hoảng.

Trên đây là những giải pháp chủ yếu gắn liền với các yếu tố bên trong cũng như bên ngồi của Cơng ty và những kiến nghị về cơ chế chính sách với Nhà nước nhằm mục đích mang lại hiệu quả SXKD cao nhất và nâng cao hiệu quả công tác tổ chức, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty LICOGI 14.

Trong thời gian tới cịn nhiều khó khăn, bất lợi đặc biệt trong tình hình kinh tế có nhiều biến động và suy thối như hiện nay. Vì vậy, Cơng ty cần nỗ lực, cố gắng hơn nữa, bám sát diễn biến của mơi trường kinh doanh, kịp thời có các giải pháp điều hành linh hoạt, thích ứng với thị trường nhằm duy trì, ổn định SXKD, tăng cường cơng tác quản lý, tiếp tục phát huy những thành quả đạt được, khắc phục những mặt còn hạn chế tồn tại và tiếp tục tìm ra những giải pháp phù hợp, kịp thời để nâng cao hiệu quả SXKD nói chung và hiệu quả sử dụng VKD nói tiêng trong các năm tới nhằm tối đa hóa lợi nhuận và lợi ích cho các cổ đông của Công ty.

Kết luận chương 3

Trong thời gian qua bản thân Công ty cổ phần Licogi 14 đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại cơng ty. Bản thân chính phủ, các bộ ngành cũng đã rất quan tâm đến vấn đề hâm nóng thị trường

bất động sản cũng như làm giảm tồn kho cho các doanh nghiệp xây dựng. Tuy nhiên, để nâng cao được hiệu quả sử dụng VKD cần có những giải pháp mang tính đồng bộ, cần có những nỗ lực cụ thể từ nhiều phía: chính phủ, chính quyền địa phương, các cấp, các ngành và các doanh nghiệp.

Trên cơ sở thực hiện tốt các định hướng và giải pháp đã trình bày trong phần này, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty cổ phần Licogi 14, thực hiện được những yêu cầu trong nghị quyết đại hội đồng cổ đông cũng như gia tăng lợi ích cho các nhà đầu tư.

KẾT LUẬN

Để tồn tại và phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt và xu hướng hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới như hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp phải ln tự đổi mới và hồn thiện mình. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo đánh giá trình độ quản lý và điều hành của một doanh nghiệp. Do vậy, để có hiệu quả kinh doanh cao, các doanh nghiệp cần phải đi tìm giải pháp để nâng cao hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, việc tìm được nguồn vốn sản xuất kinh doanh đã khó, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lại càng khó hơn. Bởi thế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là điều kiện sống còn để doanh nghiệp phát triển vững mạnh.

Qua quá trình nghiên cứu, luận văn “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Licogi 14” đã đạt được những kết quả chủ yếu như sau:

- Khái quát và hệ thống hóa lý luận về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

- Luận văn đã phân tích và đánh giá thực trạng sử dụng vốn kinh doanh tại một doanh nghiệp cụ thể là Công ty cổ phần phần Ligogi 14

- Từ những thực trạng hiện nay luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Licogi 14.

Tác giả hy vọng với kết quả nghiên cứu trong đề tài sẽ góp phần hữu ích cho q trình quản lý sản xuất kinh doanh của Cơng ty Cổ phần Licogi 14 trong thời gian tới.

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng trong quá trình nghiên cứu do thời gian và trình độ cịn hạn chế nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và các đồng nghiệp để có kiến thức tồn diện hơn về đề tài đã nghiên cứu.

Tác giả xin chân thành cảm ơn khoa sau đại học, Học viện Tài chính; sự tận tình hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Hảo, xin chân thành cảm ơn tới cơ quan, đồng nghiệp và những người thân đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Xây dựng (2009), Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3 quy định chi tiết

một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NDD-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình, Hà Nội.

2. Quy chế phối hợp chung, quản lý và giám sát hoạt động SXKD của các doanh nghiệp trong hệ thống Licogi 14”

3. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2008), Giáo trình Phân tích tài chính doanh

nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.

4. Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2014 (2014), Licogi 14

5. Chính phủ (2004), Quyết định số 76/2004/QĐ-TTg ngày 6/5 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020, Hà Nội.

6. Chính phủ (2007), Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7 về quản lý vật liệu

xây dựng, Hà Nội.

7. Chính phủ (2009), Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02 về quản lý dự án

đầu tư xây dựng cơng trình, Hà Nội.

8. Chính phủ (2009), Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10 về sửa đổi, bổ sung

một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình, Hà Nội.

9. Chính phủ (2009), Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12 về quản lý chi phí

đầu tư xây dựng cơng trình, Hà Nội.

10. Chính phủ (2010), Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6 quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành luật nhà ở, Hà Nội.

11. Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà (2010), Đọc và phân tích báo cáo tài chính

doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.

12. Cơng ty Cổ phần Licogi 14 (2011-2013), Báo cáo tài chính các năm từ 2011

đến 2013.

13. Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đức Hiển (2010), Giáo trình Tài chính doanh

14. Bùi Văn Vần, Vũ Văn Ninh (2013), Giáo trính Tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.

15. "Phá băng thị trường bất động sản, muộn cịn hơn khơng",

batdongsan6688.com.

16. Quốc hội (2003), Luật đất đai, Hà Nội.

17. Trần Ngọc Thơ (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nxb Thống kê, Hà Nội.

18. "Trái phiếu bất động sản dễ mà khó", saigonhouses.com.

19. "4 cách huy động vốn cho bất động sản" (2010), baomoi.com, ngày 04/02

20. http://www.licogi14.com

21. http://www.vneconomy.vn

22. http://www.taichinhvietnam.com

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần licogi 14 (Trang 105 - 111)