Yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán quốc tế trong việc áp dụng thủ tục phân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập tại việt nam (Trang 35 - 38)

phân tích trong kiểm tốn BCTC

Do hiện nay chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 520 hiện hành gần như bám sát nội dung của chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 520, nên ở đây tác giả chỉ tổng hợp và trình bày nội dung của chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 520.

1.5.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 315 quy định kiểm toán viên sử dụng thủ tục phân tích để đánh giá rủi ro. Kiểm toán viên phải thực hiện thủ tục đánh giá rủi ro để có cơ sở xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ BCTC và cấp độ cơ sở dẫn liệu. Khi thực hiện đánh giá rủi ro ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, ISA 315 yêu cầu kiểm toán viên phải thực hiện thủ tục phân tích.

Thủ tục phân tích có thể giúp kiểm tốn viên xác định sự tồn tại của các giao dịch, sự kiện bất thường, các số liệu, tỷ trọng và xu hướng có thể là dấu hiệu của các vấn đề có ảnh hưởng đến cuộc kiểm tốn. Phát hiện được những mối quan hệ bất thường và ngoài dự kiến có thể giúp kiểm tốn viên xác định được rủi ro có sai sót trọng yếu, đặc biệt là những rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận.

Tuy nhiên, khi thủ tục phân tích sử dụng những dữ liệu tổng hợp (như trường hợp thực hiện thủ tục phân tích để đánh giá rủi ro), kết quả phân tích chỉ cung cấp những thơng tin chung ban đầu về khả năng có thể xảy ra sai sót trọng yếu. Do đó, việc xem xét những thông tin khác đã thu thập được khi xác định rủi ro có sai sót trọng yếu cùng với kết quả của thủ tục phân tích có thể giúp kiểm tốn viên hiểu và đánh giá kết quả của thủ tục phân tích.

Đặc biệt, khi kiểm tốn viên kiểm tốn các doanh nghiệp nhỏ (micro entity) thì cần lưu ý một số đơn vị nhỏ có thể khơng có các thơng tin tài chính giữa niên độ hay hàng tháng để phục vụ cho việc phân tích. Trong trường hợp này, mặc dù kiểm tốn viên có thể thực hiện một số thủ tục phân tích nhất định để phục vụ lập kế hoạch kiểm toán hoặc thu thập thông tin qua phỏng vấn nhưng kiểm toán viên có thể cần phải có kế hoạch thực hiện thủ tục phân tích để xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ngay khi có dự thảo BCTC của đơn vị được kiểm tốn.

1.5.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Sau khi đánh giá rủi ro của đơn vị, theo ISA 330 kiểm toán viên cần thiết kế và thực hiện các thử nghiệm cơ bản cho mỗi nhóm giao dịch, số dư tài khoản và

thuyết minh trọng yếu, cho dù kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu như thế nào. Tùy theo tình hình, kiểm tốn viên có thể xác định rằng:

- Chỉ thực hiện các thủ tục phân tích cơ bản là đủ để giảm rủi ro kiểm toán xuống mức thấp có thể chấp nhận được. Ví dụ: khi kiểm tốn viên đánh giá rủi ro dựa vào bằng chứng kiểm toán thu thập được từ thử nghiệm kiểm sốt; - Chỉ có kiểm tra chi tiết là thích hợp;

- Việc kết hợp thủ tục phân tích cơ bản và kiểm tra chi tiết là thích hợp nhất để xử lý rủi ro đã được đánh giá.

Theo ISA 520 khi thiết kế và thực hiện các thủ tục phân tích cơ bản một cách độc lập hoặc kết hợp với kiểm tra chi tiết như là các thử nghiệm cơ bản. Kiểm toán viên cần phải:

- Xác định sự phù hợp của các thủ tục phân tích cơ bản cụ thể đối với các cơ sở dẫn liệu nhất định, trong đó có tính đến rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá và các kiểm tra chi tiết (nếu có) đối với các cơ sở dẫn liệu này. - Đánh giá độ tin cậy của dữ liệu mà kiểm tốn viên sử dụng để dự tính về các

số liệu, tỷ suất đã ghi nhận, trong đó có xem xét đến nguồn gốc, khả năng so sánh, nội dung và sự phù hợp của thơng tin sẵn có, và các kiểm sốt đối với việc tạo lập thơng tin.

- Dự tính về các số liệu, tỷ suất đã ghi nhận và đánh giá liệu dự tính này có đủ chính xác để xác định một sai sót, khi xét riêng lẻ hoặc kết hợp với các sai sót khác, có thể làm cho BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu hay khơng. - Xác định giá trị của bất kỳ chênh lệch nào có thể chấp nhận được giữa số liệu

đơn vị đã ghi nhận và giá trị dự tính mà khơng cần điều tra thêm.

1.5.3. Giai đoạn hồn thành kiểm tốn

Theo chuẩn mực ISA 520, kiểm toán viên phải thiết kế và thực hiện các thủ tục phân tích vào giai đoạn gần kết thúc cuộc kiểm tốn để giúp hình thành kết luận tổng thể về việc liệu BCTC có nhất qn với hiểu biết của kiểm tốn viên về đơn vị được kiểm tốn hay khơng.

Kiểm toán viên sử dụng các kết luận rút ra từ kết quả của các thủ tục phân tích đã thiết kế và thực hiện chứng thực cho các kết luận đã hình thành trong quá trình kiểm toán các bộ phận hoặc yếu tố riêng lẻ của báo cáo tài chính. Việc này giúp kiểm toán viên rút ra các kết luận hợp lý làm cơ sở hình thành ý kiến kiểm tốn.

Kết quả của các thủ tục phân tích đó có thể giúp kiểm tốn viên xác định rủi ro có sai sót trọng yếu chưa được phát hiện trước đó. Trong trường hợp này, ISA 315 quy định kiểm toán viên phải xem xét lại đánh giá của mình về rủi ro có sai sót trọng yếu và từ đó sửa đổi các thủ tục kiểm tốn tiếp theo đã đề ra.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập tại việt nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)