2.3. Kết quả nghiên cứu
2.3.2. Hiệu quả của thủ tục phân tích đối với các mục tiêu kiểm toán
Qua khảo sát tại 30 cơng ty kiểm tốn độc lập ở Việt Nam, thu được kết quả tại Bảng 2.6.
Theo đó, trong giai đoạn lập kế hoạch, 57% kiểm toán viên được khảo sát cho rằng thủ tục phân tích rất hiệu quả đối với mục tiêu phát hiện ra các biến động bất thường trên BCTC. 21,9% và 24,6% kiểm toán viên được khảo sát cho rằng thủ tục phân tích hiệu quả đối với các mục tiêu hiểu biết chung về tình hình kinh doanh và ngành nghề của khách hàng và mục tiêu phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn về tài chính và hoạt động của khách hàng. Đối với mục tiêu giảm các kiểm tra chi tiết, 27,2% kiểm toán viên đồng ý thủ tục phân tích rất hiệu quả đối với xác định bản chất, mức độ và phạm vi của các kiểm tra chi tiết, trong khi đó chỉ có 8,8% kiểm tốn viên cho rằng thủ tục phân tích rất hiệu quả khi xác định gian lận và sai sót trên BCTC.
Trong giai đoạn hồn thành kiểm tốn, thủ tục phân được xem là rất hiệu quả đối với 54,4% và 50,9% kiểm toán viên được khảo sát cho các mục tiêu đánh giá tính hợp lý của các khoản mục đặc biệt và đánh giá tính hợp lý của tổng thể BCTC.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy đa phần kiểm toán viên đều cho rằng thủ tục phân tích mang lại hiệu quả cho các mục tiêu kiểm toán khác nhau.
Bảng 2.6 Hiệu quả của thủ tục phân tích đối với các mục tiêu kiểm toán khác nhau
Mức độ hiệu quả
Mục tiêu kiểm toán 1 2 3 4 5
Hiểu biết chung về tình hình kinh doanh và ngành nghề của khách hàng.
0,9 1,8 24,6 50,9 21,9
Phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn về tài chính và hoạt động của khách hàng.
- 1,8 14,9 58,8 24,6
Phát hiện ra các biến động bất
thường trên BCTC. - - 19,3 23,7 57,0
Xác định bản chất, mức độ và phạm vi của các kiểm tra chi tiết.
- - 33,3 39,5 27,2
Xác định gian lận và sai sót
trên báo cáo tài chính. 6,1 33,3 51,8 8,8
Đánh giá tính hợp lý của các
khoản mục đặc biệt. - 2,6 21,9 21,1 54,4
Đánh giá tính hợp lý của tổng
thể BCTC. - - 15,8 33,3 50,9
Trong đó, 5 = “ Rất hiệu quả”, 4 = “ Khá hiệu quả”, 3 = “Hiệu quả”, 2 = “Ít hiệu quả”, 1 = “Không hiệu quả”.
Bảng 2.7 So sánh mức độ hiệu quả đối với các mục tiêu kiểm tốn giữa 2 nhóm công ty khảo sát
Mức độ hiệu quả
Mục tiêu kiểm toán Big 4 Non-big4 Giá trị trung bình
Hiểu biết chung về tình hình kinh doanh và ngành nghề của khách hàng.
4,08 3,82 3,91
Phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn về tài chính và hoạt động của khách hàng.
4,40 3,88 4,06
Phát hiện ra các biến động bất
thường trên BCTC. 4,43 4,35 4,38
Xác định bản chất, mức độ và
phạm vi của các kiểm tra chi tiết. 4,50 3,64 3,94 Xác định gian lận và sai sót trên
báo cáo tài chính. 4,03 3,42 3,63
Đánh giá tính hợp lý của các khoản
mục đặc biệt. 4,73 4,03 4,28
Đánh giá tính hợp lý của tổng thể
BCTC. 4,60 4,22 4,35
Bảng 2.7 trình bày giá trị trung bình của các câu trả lời theo mức độ hiệu quả (5 là hiệu quả nhất và 1 là không hiệu quả), được chia ra làm 2 nhóm: nhóm cơng ty Big4 và nhóm cơng ty khơng thuộc Big4. Kết quả thu được đồng nhất với nghiên cứu của Cho và Lew (2000), thủ tục phân tích được xem là hiệu quả nhất đối với mục tiêu phát hiện ra các biến động bất thường trên BCTC, kế tiếp là đánh giá tính hợp lý của tổng thể BCTC. Ngược lại, thủ tục phân tích thường khơng mang lại hiệu quả cao đối với các mục tiêu hiểu biết chung về tình hình kinh doanh và ngành nghề của
khách hàng, xác định gian lận và sai sót trên báo cáo tài chính. Việc này đồng nhất với nghiên cứu của Cho và Lew (2000), Mahathevan (1997) rằng thủ tục phân tích mang lại ít hiệu quả đối với mục tiêu xác định gian lận và sai sót trên BCTC trong khi các nghiên cứu trước đây lại cho ra kết quả ngược lại.
Nhìn chung dựa trên các phân tích ở trên, thủ tục phân tích thường mang lại hiệu quả cao trong các giai đoạn chuẩn bị và hồn thành kiểm tốn.
Bảng 2.7 chỉ ra rằng kiểm tốn viên thuộc cả 2 nhóm cơng ty đều trả lời thủ tục phân tích rất hiệu quả đối với phát hiện ra các biến động bất thường trên BCTC. Việc sử dụng thủ tục phân tích cho mục tiêu đánh giá tính hợp lý của tổng thể BCTC và mục tiêu xác định bản chất, mức độ và phạm vi của các kiểm tra chi tiết cũng được xem là rất hiệu quả. Hơn thế nữa, kết quả này cũng tương đồng với kết quả khảo sát của Mahathevan (1997) được thực hiện tại Singapore cho cả 2 nhóm cơng ty, thủ tục phân tích mang lại ít hiệu quả đối với mục tiêu xác định gian lận và sai sót trên báo cáo tài chính.
Đối với mục tiêu phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn về tài chính và hoạt động của khách hàng, giá trị trung bình các câu trả lời của nhóm Big 4 là 4,40 so với nhóm các cơng ty khơng thuộc Big4 là 3,88.
Đối với mục tiêu xác định bản chất, mức độ và phạm vi của các kiểm tra chi tiết, các kiểm tốn viên thuộc nhóm các cơng ty Big4 có giá trị trung bình các câu trả lời là 4,50 so với 3,64 của nhóm cơng ty khơng thuộc Big4.
Mục tiêu xác định gian lận và sai sót trên báo cáo tài chính, các câu trả lời của nhóm cơng ty Big4 là 4,03 so với 3,42 của nhóm cơng ty khơng thuộc nhóm Big4.
Mục tiêu đánh giá tính hợp lý của các khoản mục đặc biệt, giá trị trung bình câu trả lời của kiểm tốn viên thuộc nhóm cơng ty Big4 là 4,73 so với 4,03 của nhóm cơng ty khơng thuộc Big4.
Sự khác biệt giữa 2 nhóm cơng ty chủ yếu là do tần suất sử dụng thủ tục phân tích ở 3 giai đoạn của cuộc kiểm tốn. Đối với nhóm cơng ty Big4, các kiểm tốn viên thường được trang bị đầy đủ kiến thức và cơng cụ, kĩ thuật kiểm tốn để thực hiện thủ tục phân tích so với nhóm cơng ty khơng thuộc nhóm Big4. Ngồi ra, các cơng ty kiểm tốn thuộc nhóm Big4 cũng có cơ sở dữ liệu đầy đủ khi thực hiện thủ tục phân tích so với các cơng ty cùng ngành và mức bình qn của ngành.