2.1. Thực trạng về hoạt động kiểm toán độc lập trong thời gian qua tại Việt Nam Nam
Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển ngành kiểm toán độc lập, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự nỗ lực của Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán, các cơng ty kiểm tốn. Ngành kiểm tốn độc lập nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong việc phát triển cả về quy mô và chất lượng dịch vụ; thực hiện mục tiêu góp phần cơng khai, minh bạch báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức góp phần làm lành mạnh môi trường đầu tư; chống tham nhũng, thất thốt, lãng phí tài sản; phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật.
Có thể thấy kế tốn - kiểm tốn là cơng cụ quản lý quan trọng có chức năng tạo lập hệ thống thơng tin về kinh tế - tài chính - ngân sách phục vụ cho việc điều hành và quyết định kinh tế của Nhà nước cũng như của mỗi đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp.
Điểm lại những thành tựu và kết quả mà hoạt động kiểm toán độc lập đã mang lại trong thời gian qua như sau:
2.1.1. Tình hình về số lượng, cơ cấu và loại hình của các cơng ty kiểm tốn độc lập lập
Phần này tác giả chỉ điểm qua những thơng tin cơ bản về tình hình các cơng ty kiểm tốn độc lập tại Việt Nam.
Số lượng Cơng ty kiểm tốn tới thời điểm 31/12/2014 như sau:
Có 155 cơng ty kiểm tốn đã đăng ký hành nghề, gồm:
- 05 Cơng ty có vốn đầu tư nước ngoài (E Jung, Mazars, HSK, Immanuel, S&S);
- 145 Công ty TNHH;
- 01 Công ty hợp danh (CPA VN).
Từ năm 2009 đến hết năm 2014 có 66 cơng ty kiểm tốn ngừng hoạt động, sáp nhập hoặc ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán, đã báo cáo với Bộ Tài chính và VACPA, trong đó năm 2014: Có 01 cơng ty ngừng hoạt động (Cơng ty Biên Hịa), 02 cơng ty sáp nhập thành 01 công ty.
Cơ cấu loại hình Cơng ty
Trong năm 2014 có một số thay đổi lớn ở một số cơng ty kiểm tốn, cụ thể như sau:
• Các Cơng ty sáp nhập, gồm: Cơng ty TNHH Kiểm tốn QG VN (MEKONG NAG) nhận sáp nhập Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế Việt Nam (VIA) và đổi tên thành Cơng ty TNHH Kiểm tốn Quốc gia (VIA AUDIT).
• Các cơng ty thay đổi tên, gồm:
- Công ty TNHH Dịch vụ Tài chính Kế tốn và Kiểm toán 3T đổi tên thành Cơng ty TNHH Kiểm tốn Đại Dương;
- Công ty TNHH Kiểm tốn Vũ Hồng đổi tên thành Cơng ty TNHH Kiểm toán I.T.O;
- Cơng ty TNHH Kiểm tốn và Tư vấn đổi tên thành Cơng ty TNHH Kiểm tốn và Tư vấn A&C.
• Trong năm 2014, cả nước đã có 05 cơng ty kiểm toán mới thành lập theo hình thức cơng ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên, gồm: Công ty TNHH Ecovis STT Việt Nam, Công ty TNHH Kiểm tốn và Tư vấn Tài chính Châu Á, Cơng ty
TNHH Kế tốn và Kiểm tốn Phương Nam, Cơng ty TNHH Kiểm tốn CPA, Cơng ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn TNP.
Loại hình cơng ty
Tính đến 31/12/2014, tổng số văn phịng và chi nhánh các cơng ty kiểm toán trên cả nước là 220 văn phòng, chi nhánh, ngồi ra cịn có 5 văn phịng đại diện. Các văn phòng, chi nhánh tập trung chủ yếu tại Hà Nội và TP.HCM. Số còn lại rải rác tại các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước: Đà Nẵng, Hải Phịng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nha Trang, Đồng Nai, Quảng Nam, Lạng Sơn.
• Đến 31/3/2014, ngồi 4 cơng ty kiểm tốn có 100% vốn đầu tư nước ngoài là thành viên hãng PwC, KPMG, E&Y, Grant Thornton, cả nước đã có 12 Cơng ty kiểm toán là thành viên của các hãng kiểm tốn quốc tế, 11 cơng ty là thành viên Hiệp hội và 01 công ty là Hãng đại diện liên lạc.
2.1.2. Đội ngũ kiểm toán viên và nhân viên kiểm toán
Theo số liệu báo cáo của 147 cơng ty, tính đến 31/12/2014 có 10.070 người làm việc trong các công ty kiểm tốn, trong đó có 8.836 nhân viên chuyên nghiệp và 1.385 nhân viên khác; 1.582 người có chứng chỉ kiểm tốn viên, trong đó có 192 người vừa có chứng chỉ kiểm tốn viên Việt Nam vừa có chứng chỉ kiểm tốn viên nước ngồi; 129 người có chứng chỉ kiểm tốn viên nước ngồi. Đến hết năm 2014 đã có 2.445 người được cấp chứng chỉ kiểm tốn viên cấp nhà nước, trong đó, tính đến 31/12/2014 có 1.206 kiểm toán viên đăng ký hành nghề kiểm toán năm 2014, bằng 94 % so với năm 2013 là (1.277) người. Ngồi ra, có khoảng trên 1.000 người có chứng chỉ kiểm tốn viên Việt Nam khơng đăng ký hành nghề kiểm tốn. Nhìn chung, trình độ chun mơn và kinh nghiệm nghề nghiệp của đội ngũ kiểm toán viên đã được nâng cao. Nhiều kiểm toán viên có kinh nghiệm và kiến thức chuyên mơn tốt, có ý thức tn thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, chuẩn mực kiểm tốn, có kỹ năng và phong cách làm việc chuyên nghiệp. Tuy nhiên số lượng kiểm tốn viên vẫn cịn thiếu so với nhu cầu hiện nay.
2.1.3. Cơ cấu khách hàng và doanh thu cung cấp dịch vụ
Theo báo cáo của 147 công ty, số lượng khách hàng năm 2014 của toàn ngành là 32.702 khách hàng, tỷ lệ tăng thấp khoản 4.9% so với năm 2013 (năm 2013 là 31.184 khách hàng). Trong đó, khách hàng là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1.110 khách hàng (10.8%) so với năm 2013 (năm 2013 là 10.270 khách hàng); khách hàng là Công ty TNHH, CP, DNTN, HTX tăng 104 khách hàng (0.8%) so với năm 2013.
Tuy số lượng khách hàng tăng không đáng kể (4,9%), nhưng doanh thu năm 2013 của ngành kiểm toán tăng 24.7%. Doanh thu năm 2013 là 3.047 tỷ đồng, doanh thu năm 2014 là 3.799 tỷ đồng; trong đó doanh thu dịch vụ kiểm tốn có tỷ trọng cao nhất 2.147 tỷ đồng (chiếm 57%). Số nộp ngân sách nhà nước trong năm 2014 là 587 tỷ đồng (tăng 6.9% so với năm 2013). Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 0.87% và trên vốn đạt 4.15%.
Trong 4 cơng ty kiểm tốn lớn nhất (Big4) thì 3 cơng ty E&Y, PwC và Deloitte đều có lãi, chỉ có cơng ty KPMG bị lỗ do doanh thu cung cấp dịch vụ giảm sút nhẹ, trong khi các khoản chi phí hoạt động như chi phí nhân viên, dự phịng nợ khó địi và chi phí tài chính tăng.
Như vậy qua những phân tích kể trên kết hợp với các số liệu thống kê của VACPA thì có thể dễ dàng nhận thấy thị trường kiểm toán độc lập Việt Nam hiện nay được chia làm 3 nhóm rất rõ rệt đó là :
- Nhóm 1 (các cơng ty kiểm tốn có quy mơ lớn, Big4) : Bao gồm các công ty Deloitte, KPMG, E&Y, PwC với mức doanh thu trên 100 tỷ đồng trở lên (bình quân hàng năm đều vượt trên mức 500 tỷ đồng) với số lượng khách hàng bình quân hàng năm trên 1.100 khách hàng, số lượng nhân viên bình quân dao động từ 500-750 người trong đó có khoảng từ 60 - 100 kiểm toán viên.
- Nhóm 2 (các cơng ty kiểm tốn có quy mơ vừa) : bao gồm những doanh nghiệp kiểm toán như A&C, DTL, AASC, AISC, AFC…với mức doanh thu bình
quân khoảng từ xấp xỉ 40-100 tỷ đồng/năm, số lượng khách hàng dao động trong khoảng từ 400-1000 đơn vị/năm, số lượng nhân viên bình quân từ 100 - 300 nhân viên trong đó có khoảng từ 20 - 50 kiểm tốn viên.
- Nhóm 3 (các cơng ty kiểm tốn quy mơ nhỏ cịn lại): ngoại trừ một số ít 91 các cơng ty kiểm tốn có doanh thu bình qn từ 25 tỷ đồng/năm trở lên và số lượng nhân viên từ 60-70 người trong đó có khoảng dưới 15 kiểm tốn viên thì đa số cịn lại các cơng ty thuộc nhóm này đều có doanh thu dưới mức 5 tỷ đồng, cá biệt có những đơn vị chỉ đạt được vài trăm triệu đồng như SCCT, S.A, Đại Dương, HSAC.
2.1.4. Hệ thống quy định liên quan đến hoạt động kiểm tốn
Ngày 19/01/1994, chính phủ ban hành quy chế độc lập theo Nghị định 07/CP về “Kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân” và đến ngày 19/03/1994 ban hành Thông tư số 22/TC/CĐKT hướng dẫn cho Nghị định 07/CP.
Sau 10 năm thực hiện Nghị định 07, đến ngày 30/03/2004 Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ra đời thay thế cho Nghị định 07, đồng thời Bộ Tài chính cũng ban hành Thơng tư 64/2004/TT-TC ngày 29/06/2004 hướng dẫn Nghị định 105. Đến ngày 31/10/2005, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 133/2005/NĐ-CP để hoàn thiện bổ sung cho Nghị định 105/2004/NĐ-CP.
Đặc biệt đến ngày 29/03/2011, Quốc hội đã thơng qua Luật kiểm tốn độc lập số 67/2011/QH12. Đây là văn bản pháp luật cao nhất về kiểm toán độc lập lần đầu tiên được ban hành tại Việt Nam, nâng cao vị thế của hoạt động kiểm toán độc lập, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển nghề nghiệp kiểm toán trong tương lai.
Đến ngày 13/03/2012, Chính phủ ban hành Nghị định 17/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kiểm toán độc lập.
Ngồi ra Bộ Tài chính cũng liên tục ban hành các thơng tư khác nhau về hoạt động kiểm toán độc lập bổ sung, hướng dẫn cho Luật kiểm toán độc lập mới:
- Thông tư 129/2012/TT-BTC ngày 09/08/2012 quy định về việc thi và cấp chứng chỉ kiểm toán viên hành nghề.
- Thông tư 150/2012/TT-BTC ngày 12/09/2012 về hướng dẫn cập nhật kiến thức hàng năm cho kiểm tốn viên hành nghề. Đến ngày 23/04/2015, Bộ Tài chính tiếp tục ban hành Thông tư 56/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 150 về hướng dẫn cập nhật kiến thức hàng năm cho kiểm toán viên hành nghề kiểm toán.
- Thông tư 202/2012/TT-BTC ngày 19/11/2012 quy định về đăng ký, quản lý và cơng khai danh sách kiểm tốn viên hành nghề.
- Thông tư 203/2012/TT-BTC ngày 19/11/2012 về trình tự, thủ tục cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm tốn.
Đặc biệt ngày 06/12/2012, Bộ tài chính đã ban hành Thơng tư 214/2012/TT- BTC ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm tốn mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 (37 chuẩn mực mới). Đây là một bước tiến quan trọng đối với hoạt động kiểm toán độc lập, hệ thống chuẩn mực mới được cập nhật theo các chuẩn mực kiểm toán quốc tế hiện hành.
Bên cạnh đó, ngày 04/12/2013, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 183/2013/TT-BTC, quy định về kiểm toán độc lập đối với đơn vị có lợi ích cơng chúng. Để tăng cường nâng cao chất lượng kiểm toán, ngày 23/10/2014 Bộ tài chính đã ban hành Thơng tư 157/2014/TT-BTC quy định về kiểm sốt chất lượng đối với đơn vị có lợi ích cơng chúng.