Khảo sát việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm tốn BCTC tại các

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập tại việt nam (Trang 51 - 55)

cơng ty kiểm tốn độc lập ở Việt Nam

2.2.1. Mục đích

- Điều tra mức độ sử dụng thủ tục phân tích tại các cơng ty kiểm tốn độc lập tại Việt Nam qua 3 giai đoạn của cuộc kiểm toán (chuẩn bị, thực hiện và hồn thành) tương ứng với từng nhóm cơng ty (Big4 và non-Big4) và tương ứng số năm kinh nghiệm.

- Kiểm tra nhận thức của kiểm toán viên về hiệu quả của việc sử dụng thủ tục phân tích trong việc đạt được các mục tiêu kiểm tốn.

- Khảo sát về tần suất và tính hiệu quả của các loại thủ tục phân tích khác nhau mà kiểm toán viên sử dụng.

- Khảo sát về mức độ tin cậy của thủ tục phân tích lên thử nghiệm chi tiết. - Khảo sát vai trò của các nhân tố trong việc đánh giá các biến động bất thường

và việc tăng sử dụng thủ tục phân tích.

- Xem xét vai trị của chuẩn mực kiểm tốn đối với việc sử dụng thủ tục phân tích.

2.2.2. Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi được thiết kế chia thành 6 phần tương ứng với khảo sát 6 mục tiêu nghiên cứu ở trên. Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên nghiên cứu của Samaha K. và Hegazy M. (2010) tiến hành ở Ai Cập, có chỉnh sửa để phù hợp với thực tế kiểm toán tại Việt Nam.

Phần I: Mức độ và tần suất sử dụng thủ tục phân tích.

Trong phần này có 2 câu hỏi 1.1 và 1.2 nhằm khảo sát phần kiểm toán viên sử dụng thủ tục trong các cuộc kiểm tốn, tần suất sử dụng thủ tục phân tích của kiểm tốn viên qua 3 giai đoạn của cuộc kiểm tốn (chuẩn bị, thực hiện và hồn thành kiểm tốn). Biến khảo sát được chia thành 2 loại cơng ty Big4 và không phải Big4, và bởi số năm kinh nghiệm của kiểm toán viên (từ 0 đến dưới 3 năm kinh nghiệm được xem là số năm kinh nghiệm thấp, trên 3 năm kinh nghiệm được xem là số năm kinh nghiệm nhiều).

Phần này được thiết kế bao gồm 3 câu hỏi, người trả lời sẽ chọn đáp án theo đánh giá dựa trên thang đo Likert (trong đó 5 được xem là hiệu quả nhất và 1 là không hiệu quả). Các câu hỏi được thiết kế để hướng đến nhận thức của các kiểm toán viên về tính hiệu quả khi sử dụng thủ tục phân tích để đạt được 7 mục tiêu trong suốt 3 giai đoạn của cuộc kiểm toán (chuẩn bị, thực hiện và hồn thành). Các mục tiêu được nhóm theo từng chức năng dựa trên nghiên cứu của Cho và Lew (2000).

- Thứ nhất là giai đoạn ban đầu tìm hiểu khách hàng, thủ tục phân tích tác động đến các mục tiêu: hiểu biết chung về tình hình kinh doanh và ngành nghề của khách hàng; phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn về tài chính và hoạt động của khách hàng; phát hiện ra các biến động bất thường trên BCTC.

- Thứ hai là giai đoạn thực hiện kiểm toán – kiểm tra chi tiết, thủ tục phân tích tác động đến các mục tiêu: xác định bản chất, mức độ và phạm vi của các kiểm tra chi tiết; xác định gian lận và sai sót trên báo cáo tài chính .

- Thứ ba là trong việc đánh giá tính hợp lý, thủ tục phân tích tác động đến các mục tiêu: đánh giá tính hợp lý của các khoản mục đặc biệt, đánh giá tính hợp lý của tổng thể BCTC.

Phần III: Tần suất và hiệu quả của các loại thủ tục phân tích được sử dụng

Phần này gồm có 2 câu hỏi được thiết kế để khảo sát tần suất và hiệu quả của 5 loại thủ tục phân tích phổ biến mà kiểm tốn viên thường sử dụng và hiệu quả của việc sử dụng này để phát hiện ra các sai sót trọng yếu. Các phương pháp phân tích được sắp xếp theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp. Các phương pháp này dựa trên nghiên cứu của Lin và Fraser (2003). Người trả lời sẽ chọn đáp án dự trên thang đo Likert.

Phần IV. Ảnh hưởng của thủ tục phân tích đến kiểm tra chi tiết

Người được khảo sát sẽ chọn đáp án liên quan đến 3 ảnh hưởng của thủ tục phân tích đối với kiểm tra chi tiết: dựa trên các kết quả thủ tục phân tích, sẽ giảm

kiểm tra chi tiết, kết hợp với các bằng chứng khác trước khi tiến hành giảm kiểm tra chi tiết, không thay đổi số lượng kiểm tra chi tiết bởi kết quả của thủ tục phân tích.

Phần V: Ảnh hưởng của các yếu tố khi đánh giá các biến động bất thường và dẫn đến việc tăng sử dụng thủ tục phân tích

Phần này gồm có 3 câu hỏi: câu 5.1 vai trò của các yếu tố đối với việc đánh giá các biến động bất thường giữa dữ liệu chưa kiểm toán của khách hàng và mong đợi của kiểm toán viên, người trả lời sẽ được khảo sát 5 yếu tố theo VAS 520 cũng như ISA 520 là rủi ro tiềm tàng, hệ thống kiểm soát nội bộ, khả năng dự đoán cho số dư tài khoản, độ tin cậy của dữ liệu và loại thủ tục phân tích sử dụng.

Câu 5.2 khảo sát việc áp dụng thủ tục phân tích tại các cơng ty kiểm tốn trong các năm gần đầy: tăng, giảm hay không thay đổi việc sử dụng thủ tục phân tích.

Câu 5.3 các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc tăng sử dụng thủ tục phân tích, các nhân tố để người trả lời lựa chọn dựa trên nghiên cứu của Lin và Fraser (2003).

Phần VI: Vai trò của các chuẩn mực kiểm toán liên quan đến thủ tục phân tích trong thực tế

Phần này có một câu hỏi nhằm khảo sát kiểm toán viên về vai trò của các chuẩn mực tác động như thế nào đến việc sử dụng thủ tục phân tích trong thực tế. Các nhân tố ảnh hưởng được thiết kế dựa trên nghiên cứu của Lin và Fraser (2003) để người trả lời đánh mức độ ảnh hưởng theo thang đo Likert.

2.2.3. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu

2.2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Nghiên cứu này dùng để khảo sát nhận thức của các kiểm toán viên của các cơng ty kiểm tốn độc lập tại Việt Nam khi sử dụng thủ tục phân tích trong các cuộc kiểm tốn. Dữ liệu được thu thập bằng cách gửi bảng khảo sát cho các kiểm toán viên qua email và bản hardcopy. Bảng khảo sát được thiết kế sao cho người trả lời

Câu trả lời cho câu hỏi được thiết kế thành 5 mức độ khác nhau theo thang đo Likert từ 1 đến 5, trong đó đồng ý với phát biểu (điểm 5 là cao nhất). Dữ liệu được gửi đến 30 cơng ty kiểm tốn (bao gồm 4 công ty Big4 và 26 công ty khác).

Nghiên cứu này nhằm mục đánh giá thực trạng sử dụng thủ tục phân tích trong các cơng ty kiểm tốn. Đối với biến loại cơng ty, tác giả khảo sát hai biến là công ty thuộc Big4 và không thuộc Big4, đối với năm kinh nghiệm, tác giả khảo sát hai biến là nhiều năm kinh nghiệm và ít năm kinh nghiệm (trên 3 năm được xem là nhiều kinh nghiệm). Ngoài ra, tác giả còn thực hiện khảo sát đối với từng loại thủ tục phân tích sẽ được dùng như thế nào tương ứng với từng giai đoạn kiểm toán. Bên cạnh đó, cũng phân tích từng loại thủ tục phân tích ảnh hưởng như thế nào đến thử nghiệm cơ bản (kiểm tra chi tiết), vai trò của các nhân tố để đánh giá các biến động bất thường và vai trò của chuẩn mực kiểm tốn trong việc sử dụng thủ tục phân tích.

2.2.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

Sau khi tổng hợp dữ liệu khảo sát từ các kiểm toán viên, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20 để chạy mơ hình. Tác giả phân tích dữ liệu dựa trên phương pháp phân tích chủ yếu sau đây: thống kê mơ tả, phân tích so sánh giữa các nhóm cơng ty khác nhau.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập tại việt nam (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)