Tỷ lệ doanh thu sản phẩm mới/ tổng doanh thu năm 2010-2012

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp đa dạng hóa sản phẩm cho công ty cổ phần dược phẩm ampharco u s a đến năm 2020 (Trang 57 - 66)

Năm Doanh thu sản phẩm mới(Vnđ) Tổng doanh thu(Vnđ) Tỷ lệ (%)

2010 87,446,789,106 255,548,771,616 34%

2011 126,475,135,189 331,747,718,050 38%

2012 70,224,519,660 222,260,907,802 32%

Tổng 284,146,443,955 809,557,397,468 35%

Nguồn: P. Kinh doanh

Việc thực hiện đa dạng hoá sản phẩm trong những năm gần đây của cơng ty có thể đánh giá qua các chỉ tiêu sau:

Hệ số đa dạng hoá sản phẩm : HD

HD = 1 - D0 / DS = 1- (284,146,443,955/809,557,397,468)=0.65  Doanh nghiệp thực hiện đa dạng hoá ở mức độ thấp(0.65)

-48-

Từ số liệu của công ty (Bảng 2.18) cho thấy tùy theo từng thời điểm. Trước năm 2010 thì tỷ lệ này từ 1 đến 2. Với 1 sản phẩm gốc thì doanh nghiệp chỉ cải tiến thêm được 1 hoặc 2 sản phẩm. Tuy nhiên, từ năm 2010 trở về sau, tốc độ cải tiến sản phẩm của công ty đã tăng lên đáng kể và tỷ lệ này đã thay đổi lên thành 3 hoặc 4. Cho thấy mức độ biến đổi chủng loại của công ty ở mức khá cao, việc đa dạng hóa của cơng ty là đã thay đổi theo chiều hướng không chỉ hồn thiện sản phẩm hiện có mà phát triển thêm nhiều sản phẩm mới.

Hệ số mở rộng chủng loại sản phẩm : HM

HM = (SC + SM )/ S = (13+ 69)/144 = 0.57

→ cho thấy mức độ đa dạng hóa của cơng ty chỉ ở mức trung bình.

Qua các hệ số trên có thể thấy rằng cơng ty Ampharco USA thực hiện đa dạng hoá ở mức độ tương đối và kết quả mang lại cũng rất khả quan.

2.3.3 Những tồn tại và nguyên nhân

2.3.3.1 Những tồn tại

Đa dạng hóa sản phẩm đã đem lại cho cơng ty nhiều kết quả khả nhưng nhìn chung q trình đa dạng hố sản phẩm của cơng ty vẫn cịn tồn tại nhiều vấn đề cần được xem xét và khắc phục.

- Chủng loại sản phẩm thì đa dạng nhưng chủ yếu vẫn là những sản phẩm quen thuộc trên thị trường: Sản phẩm công ty tăng mạnh nhưng chủ yếu chỉ là những sản phẩm phổ biến trên thị trường, những sản phẩm mang tính đột phá cịn ít. - Chưa chú trọng vào việc nghiên cứu và sản xuất những sản phẩm đặc trị:

Việc đa dạng hóa sản phẩm vẫn chưa đầu tư đúng mức cho những sản phẩm đặc trị, kỷ thuật cao: điều trị ung thư, kháng siêu vi,…

- Sản phẩm mới được đưa vào sản xuất tăng nhanh nhưng thị trường chưa được mở rộng: đa dạng hoá sản phẩm là hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm

-49-

dài mới tìm được chỗ đứng trên thị trường và chưa nhằm vào thị trường mục tiêu nên làm giảm hiệu quả của sản xuất kinh doanh nói chung và đa dạng hố nói riêng. - Doanh số tăng đáng kể nhưng lợi nhuận không tăng hoặc tăng rất ít.

Thường thì những sản phẩm mới sau thời gian tung ra giới thiệu thì sẽ được bán chính thức ra thị trường nhưng vẫn thơng qua các gói khuyến mãi, bán kèm nên lựoi nhuân j thu về không cao.

- Lượng hàng tồn kho lớn: Công ty mở rộng danh mục sản phẩm của mình quá nhanh chưa đi sát vào nhu cầu thực tế của thị trường nên lượng hàng tồn kho và phải thu ở khách hàng rất lớn mà thuốc là sản phẩm đặc biệt nên chi phí bảo quản rất lớn và hạn dùng cũng rất nhanh. Đây chính là một biểu hiện của đa dạng hoá không đi đôi với đẩy mạnh công tác tiêu thụ và nghiên cứu thị trường.

- Một vần đề đặt ra nữa là chất lượng sản phẩm không đồng đều, tỷ lệ sản phẩm kém chất lượng cịn cao, có sự chênh lệch lớn giữa những sản phẩm nhập ngoại và những sản phẩm tự sản xuất. Chính những điều này làm cho q trình đa dạng hóa gặp nhiều khó khăn và làm giảm uy tín với khách hàng, mất thị trường.

2.3.3.2 Nguyên nhân

- Chưa đầu tư hợp lý vào hoạt động nghiên cứu và phát triển: việc thực hiện đa dạng hóa của cơng ty vẫn chỉ tập trung vào những sản phẩm thông thường, phổ biến trên thị trường. Những sản phẩm này thường mang lại hiệu quả không cao, mức cạnh tranh trên thị trường lớn, thị trường dần thu hẹp. Việc đầu tư nghiên cứu phát triển những sản phẩm mới thực sự chưa được chú trọng nhiều và chưa đầu tư hợp lý, chỉ mới sản xuất được 1 vài sản phẩm nhưng cũng chưa đem lại hiệu quả thực sự.

- Vấn đề tổ chức nghiên cứu thị trường chưa có hiệu quả: Việc nghiên cứu thị trường cịn hạn chế, chưa có chương trình cụ thể rõ ràng. Mạng lưới đại lý cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty tuy phát triển nhưng mới chỉ có tác dụng một chiều là giới thiệu sản phẩm tới các tổ chức cá nhân cịn những thơng tin phản hồi từ phía khách hàng lại rất chậm, khơng đầy đủ, thậm chí khơng chính xác.

-50-

- Khâu thiết kế bao bì nhãn mác chưa hoàn thiện: Các sản phẩm mới khi đưa

ra thị trường thường khơng được chú ý thiết kế bao gói thống nhất ngay từ đầu nên q trình sản phẩm thích ứng trên thị trường rất lâu và tốn rất nhiều chi phí để thiết kế lại sản phẩm.

- Sự mất cân đối giữa các khâu của quá trình sản xuất: Các sản phẩm mới của cơng ty khi ở giai đoạn thử nghiệm và phát triển sản phẩm có thể mang tính khả thi rất cao, có khả năng mang lại doanh thu và lợi nhuận cao nhưng khi đưa vào sản xuất do sự mất cân đối giữa các khâu sản xuất nên sản phẩm không được đưa ra thị trường vào thời điểm dự kiến hoặc là có những thay đổi trong sản xuất, bảo quản nên sản phẩm không được như mong đợi.

- Vấn đề quá chú trọng mở rộng danh mục sản phẩm mà chưa quan tâm đúng mức chất lượng sản phẩm. Cơng ty đa dạng hóa sản phẩm để tăng số lượng mặt hàng lên nhưng lại chưa thực hiện giám sát chặt chẻ việc sản xuất nên dẫn đến một số sản phẩm bị lỗi về bao bì, chất lượng nguyên liệu, vấn đề kiểm nghiệm và bảo quản. Đây là những nguyên nhân làm giảm chất lượng sản phẩm hay chất lượng khơng đồng đều. Chính điều này làm cho sản phẩm khó tiếp cận thị trường, nên việc đa dạng hóa sản phẩm chưa mang lại hiệu quả từ việc tăng số lượng sản phẩm.

-51-

♦ Bảng2.20: Ma trận yếu tố bên trong (IFE) đánh giá hoạt động đa dạng hóa sản phẩm tại cơng ty Ampharco USA

S T T

Các yếu tố bên trong

Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng

1 Quy trình thực hiện đa dạng hóa rỏ rang, hợp lý 0.08 4 0.31

2 Cơ cấu sản phẩm hợp lý, đa dạng về chủng loại,

mẩu mã 0.08 3 0.23

3 Danh mục sản phẩm của công ty phát triển mạnh

cả về chiều rộng, chiều dài và chiều sâu 0.07 3 0.22

4 Công ty thực hiện đa dạng hóa theo nhiều hình

thức và linh hoạt theo từng thời điểm 0.07 4 0.29

5 Tỷ lệ đóng góp trong tổng doanh thu của sản

phẩm mới 0.06 2 0.13

6 Nghiên cứu sản xuất những sản phẩm đặc trị 0.07 1 0.07

7 Phát triển thị trường cho các sản phẩm mới 0.07 1 0.07

8 Hiệu quả hoạt động marketing 0.06 2 0.13

9 Đầu tư cho nghiên cứu phát triển, thiết kế bao bì

nhãn mác. 0.09 2 0.14

10 Đảm bảo chất lượng sản phẩm 0.08 2 0.15

11 Cân đối giữa các khâu trong sản xuất, kinh doanh 0.07 2 0.14 12 Cơng ty có uy tín trên thị trường với nhiều sản

phẩm chất lượng cao 0.07 3 0.21

13 Vừa sản xuất vừa kinh doanh 0.07 4 0.27

14 Hệ thống đại lý, nhà phân phối sỉ, lẻ và chi nhánh 0.07 3 0.22

Tổng cộng 1 2.59

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ ý kiến chuyên gia

Nhận xét: Thông qua ma trận (IFE) đánh giá hoạt động đa hóa tại cơng ty Ampharco USA ta thấy tổng số điểm là 2.59 > 2.5. Điều này cho thấy môi trường

-52-

thực hiện đa dạng hóa sản phẩm chưa tốt chỉ ở mức trung bình, cịn nhiều hạn chế. Trong đó có 7 điểm yếu cần được khắc phục nhưng bên cạnh đó cũng có 7 điểm mạnh cần được phát huy hơn nữa.

2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đa dạng hóa sản phẩm của công ty phẩm của công ty

2.4.1 Những nhân tố từ môi trường kinh doanh

2.4.1.1 Nhu cầu thị trường

Thị trường dược phẩm Việt Nam được đánh giá là rất tiềm năng. Theo thống kê của Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), Việt Nam hiện là một trong những quốc gia nhập khẩu dược phẩm nhiều nhất thế giới và có thị trường dược phẩm tăng trưởng nhanh, bình quân 25%/năm. Ames Gross, chủ tịch và người sáng lập của Pacific Bridge Medical, một công ty tư vấnviệc phát triển kinh doanh Dược tại thị trường Châu Á nhận định về thị trường dược phẩm Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất ở châu Á và sẽ tăng trưởng với tỷ lệ hơn 20% vào năm 2017.

Theo BMI (Business Monitor International), xét về quy mơ tồn cầu, theo khảo sát, Việt Nam đứng thứ 66 trong số 83 quốc gia có kế hoạch mở rộng về dược phẩm. Việt Nam đứng thứ 13/175 về tốc độ tăng trưởng mức chi tiêu cho dược phẩm. BMI cũng dự đoán rằng thị trường sẽ phát triển từ 1,4 tỷ USD trong năm 2008 đến 6,1 tỷ USD v à nhu cầu và chi tiêu cho dược phẩm theo đầu người dự đoán là sẽ tăng từ 16,45 USD trong 2008 lên 60,30 USD trong 2019.

Ngoài ra, hiện nay, theo Cục Quản lý Dược cả nước có trên 180 doanh nghiệp sản xuất thuốc bao gồm cả tân dược và đơng dược. Tuy nhiên, một số nhóm thuốc

-53-

tấn/năm. Nhưng thị trường đông dược hiện nay chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 0,5%-1% trong toàn thị trường thuốc. Do đó, đây là một cơ hội rất lớn mà các doanh nghiệp nên hướng đến nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh cũng như mở rộng thị phần của mình.

2.4.1.2 Yếu tố kỹ thuật công nghệ, bản quyền công nghiệp

Đối với ngành Dược, yếu tố này có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như việc tìm ra các loại thuốc mới có tính năng tốt hơn và cịn có ý nghĩa bởi đặc trưng của ngành Dược là liên quan trực tiếp đến sức khoẻ của người dân. Theo cấp độ phát triển ngành dược của WTO và UNCTAD thì ngành công nghiệp dược Việt Nam đang phát triển ở cấp độ 2,5-3, sản xuất Dược generic và xuất khẩu được một số sản phẩm đa phần có dạng bào chế đơn giản, hàm lượng kỹ thuật thấp. Vì vây, yếu tố kỹ thuật công nghệ là thế mạnh đối với các doanh nghiệp nước ngoài, khi mà họ đầu tư rất nhiều vào kỹ thuật công nghệ tiên tiến cũng như luôn đổi mới công nghệ để đáp ứng nhu cầu phát triển.

Bên cạnh đó, vấn đề tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm thuốc nhập khẩu, công nghệ sản xuất và các phát minh, sáng chế cũng là yêu cầu đặt ra cho sự phát triển bền vững của các công ty. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ vi phạm bản quyền cao. Do đó, xét về yếu tố bản quyền đây có thể là một thế mạnh cho doanh nghiệp nước ngoài, khi mà họ đã quen với việc đăng ký bản quyền, cũng như tuân thủ các các quy định về sở hữu trí tuệ.

2.4.1.3 Tình hình cạnh tranh (5 áp lực cạnh tranh)

Cạnh tranh nội bộ ngành: Dược phẩm là sản phẩm đặc biệt, do vậy sự cạnh

tranh trên thị trường dược phẩm cũng luôn quyết liệt và được sự quan tâm của toàn xã hội. Với thực trạng của các cơng ty dược trong nước cịn nhiều yếu kém về hoạt động sản xuất kinh doanh và cơng nghệ, có thể nói đây là một cơ hội rất lớn cho các công ty nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam, trong đó co cơng ty Ampharco USA. Tuy nhiên một số công ty dược trong nước cũng ngày càng lớn mạnh và phát triển về mọi mặt. Trong đó, phải kể đến các cơng ty sau:

-54-

Dược Hậu Giang là công ty sản xuất trong nước đang dẫn đầu doanh nghiệp sản xuất dược phẩm của Việt Nam về doanh thu và lợi nhuận. Dược Hậu Giang có thế mạnh về các sản phẩm thuốc cảm (Eugica), thuốc kháng sinh, thuốc cho trẻ em ngon miệng (Unikids). Dược Hậu đang là công ty đầu tiên sản xuất được thuốc kháng sinh thế hệ mới là Haginat và Klamentin.

Imexpharm là doanh nghiệp dược đầu tiên đạt đầy đủ tiên chuẩn GMP- ASEAN năm 1997. Tháng 8/2006 công ty đạt tiêu chuẩn GMP-WHO. Imexpharm có 2 nhà máy sản Non Betalaclactam và Betalactam. Các sản phẩm thế mạnh của Imexpharm là thuốc kháng sinh, hạ nhiệt, giảm đau và Vitamin.

Domesco là doanh nghiệp hàng đầu khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long sản xuất 3 nhóm sản phẩm chính: hố dược, dược liệu và sản phẩm dinh dưỡng. Cả 3 nhà máy của DMC đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, GSP và GLP. DMC có tham vọng xây dựng chuỗi nhà thuốc Domesco theo tiêu chuẩn GPP.

Khách hàng: Dược phẩm là một trong những mặt hàng thiết yếu, khơng có sự mặc cả về giá thành nên sức mạnh khách hàng rất yếu trong ngành này. Tuy sự mặc cả của khách hàng yếu nhưng sự cạnh tranh giữa các công ty ngày càng gay gắt nên vấn đề tìm kiếm và nắm giữ khách hàng là rất cần thiết và được công ty rất quan tâm. Những năm qua công ty đã không ngừng củng cố mối quan hệ tốt với các bạn hàng truyền thống và thiết lập tìm kiếm các bạn hàng mới để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm.

Nhà cung cấp: Hiện nay sức mạnh nhà cung cấp còn cao do hầu hết các loại nguyên vật liệu để bào chế thuốc trong nước đều phải nhập khẩu từ nước ngồi. Sự phụ thụơc nguyên liệu đầu vào luôn là thách thức đối với các doanh nghiệp.

Tuy nhiên cơng ty đã có mối quan hệ hợp tác khá lâu dài, bền vững nên trong những thời điểm cần thiết phải huy động một khối lượng lớn hàng hố cơng ty cũng

-55-

phần rất lớn cho việc thực hiện đa dạng hóa sản phẩm của cơng ty bằng việc ổn định đầu vào.

Rào cản gia nhập: Ngành dược đang là một trong những ngành có tốc độ phát triển cao nhất hiện nay, là ngành có tỷ suất lợi nhuận cao do đó nguy cơ gia nhập ngành của đối thủ mới là tương đối lớn. Bên cạnh đó, hiện nay nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi nên việc xuất hiện thêm nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong ngành là không tránh khỏi.

Tuy nhiên, do đặc điểm của ngành dược là liên quan đến sức khoẻ và thể lực của nhân dân nên việc sản xuất kinh doanh ngành hàng này chịu sự kiểm sốt ngặt nghèo của chính phủ và những địi hỏi lớn về con người cũng như trình độ hiểu biết. Điều này sẽ là rào cản đối với sự gia tăng mới. Hơn nữa, ngành dược là một ngành kinh doanh đòi hỏi một số vốn rất lớn, đây cũng sẽ là rào cản đối với sự gia nhập của các đối thủ tiềm ẩn.

Sản phẩm thay thế: Sản phẩm ngành Dược có đặc điểm là khơng thể dùng sản phẩm của ngành khác để thay thế trong quá trình sử dụng mà chỉ có thể sử dụng loại thuốc này thay cho loại thuốc kia khi chúng có cùng cơng dụng. Đối với công ty Ampharco USA vừa sản xuất, vừa kinh doanh thì sẽ trang bị được các mặt hàng, đảm bảo thay thế nếu khách hàng yêu cầu. Trong trường hợp này chức năng hoạt động của công ty đã phát huy tác dụng, hoạt động sản xuất giúp công ty có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm do các công ty trong nước sản xuất. Còn hoạt động kinh doanh nhập hàng từ bên ngồi giúp cơng ty được sự cạnh tranh với các công ty kinh doanh cũng như với các mặt hàng ngoại nhập.

2.4.1.4 Quá trình hội nhập quốc tế và khu vực

Trong lĩnh vực Dược, sau khi gia nhập WTO thị trường dược đang mở rộng cửa cho các cơng ty nước ngồi, đặc biệt là trong lĩnh vực nhập khẩu và hậu cần

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp đa dạng hóa sản phẩm cho công ty cổ phần dược phẩm ampharco u s a đến năm 2020 (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)