Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32 - 35)

2.1 Thực trạng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

2.1.1 Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Qua hơn 25 năm đổi mới, hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng góp phần thúc đẩy tiến trình đổi mới và phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ. Sự an tồn, ổn định của hệ thống các TCTD đóng vai trị quyết định đối với sự ổn định hệ thống tài chính và là một trong những yếu tố quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô

Hệ thống ngân hàng 2 cấp với sự đa dạng về sở hữu (nhà nước, tập thể, liên doanh, 100% vốn nước ngồi, cổ phần), loại hình (ngân hàng thương mại (NHTM), ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, ngân hàng 100% vốn nước ngồi, cơng ty tài chính, cơng ty cho th tài chính, quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), tổ chức tài chính vi mơ) và quy mơ (lớn, vừa và nhỏ/vi mô). Với một nền kinh tế nhỏ như Việt Nam, số lượng ngân hàng đang hoạt động hiện nay được xem là quá nhiều. Số liệu từ NHNN cho thấy, tính đến tháng 6/2011, Việt Nam có 5 NHTM Nhà nước; 1 ngân hàng chính sách xã hội; 1 ngân hàng phát triển; 37 NHTM cổ phần; 48 chi nhánh ngân hàng nước ngoài (NHNNg); 5 ngân hàng liên doanh; 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 48 văn phòng đại diện NHNNg;. Trong đó, số lượng các ngân hàng quy mơ nhỏ tăng nhanh đã dẫn đến sự yếu kém của hệ thống ngành ngân hàng.

Bên cạnh việc cạnh tranh với nhau, thì các ngân hàng cịn chịu sự cạnh tranh củacác định chế tài chính khác. Hiện tại, ởViệt Nam có sự hiện diện của 17 cơng ty tài chính;13 cơng ty cho th tài chính;105 cơng ty chứng khốn;78 cơng ty mơi giới chứng khốn; 2 cơng ty bảo hiểm nhà nước;16 công ty cổ phần bảo hiểm; 3 công ty liên doanh bảo hiểm; 17 công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngồi; 1 cơng ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia;10 công ty môi giới bảo hiểm. Các định chế tài chính này đã và đang có sự cạnh tranh khá quyết liệt với các ngân hàng thương mại trong

một số lĩnh vực dịch vụ ngân hàng truyền thống như huy động vốn và cho vay. Trong đó, các TCTD Việt Nam đóng vai trị chi phối với thị phần tín dụng 90,7% tồn hệ thống (NHTMNN: 50,84%, NHTMCP: 35,63%, cơng ty cho th tài chính: 0,62%, cơng ty tài chính: 2,22% và ác QTDND: 1, 39%) và với tài sản có chiếm 88,92% toàn hệ thống (NHTMNN: 39,23%; NHTMCP: 45,21%; công ty cho thuê tài chính: 0,43%; cơng ty tài chính: 3,07% và QTDND: 0,97%).

Điều đáng nói là, sự cạnh tranh chỉ hạn hẹp trong lĩnh vực truyền thống này đã mang lại hiệu ứng ngược, khi tạo ra những sản phẩm tín dụng chất lượng khơng cao, các ngân hàng chạy đua lãi suất huy động, dẫn đến chi phí vốn tăng cao, vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp.

Tình trạng này thể hiện ở tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao (thường ở mức khoảng trên dưới 30%). Các tư liệu công bố gần đây cho thấy, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế là 125 tỷ USD, tương đương 120% GDP. Đây được xem là dư nợ cho vay quá cao, trong khi các nước đều dưới 100% (Thái Lan 100%, Hàn Quốc 80%). Dư nợ tín dụng cao trong khi chất lượng tín dụng lại khá thấp.

Thời gian qua, mặc dù tín dụng giảm mạnh, năm 2012, con số này là 8,91%; 6 tháng đầu năm 2013 tín dụng mới chỉ tăng 3,31%v so với chỉ tiêu cả năm là 12%. Kinh tế suy giảm, chính sách tài chính, tiền tệ thực hiện theo hướng thắt chặt, nhưng chất lượng tín dụng bị giảm sút, biểu hiện rõ nhất là nợ xấu, nợ quá hạn tăng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, ngoài nguyên nhân bất ổn kinh tế tác động, thì phải kể đến một số nguyên nhân từ chính các NHTM, như cho vay chưa thực sự gắn với năng lực quản lý và sử dụng vốn vay…

Nguồn: NHNN

Hình 2.1 :Tăng trưởng tín dụng từ năm 2008 đến 2012

NHVN vẫn là một kênh đáp ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế, đóng góp khơng nhỏ vào mức tăng GDP hàng năm. Khi tham gia sâu vào hội nhập, cạnh tranh đã thực sự là động lực to lớn cho cải cách, đổi mới mạnh mẽ trong hoạt động ngân hàng. Chính sự cạnh tranh này đã tác động đến quản trị nội bộ và văn hóa rủi ro của ngân hàng theo hướng minh bạch hơn, tin cậy hơn, đặc biệt khi 4 ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nướci thực hiện cổ phần hóa, chuyển sang hoạt động theo mơ hình cổ phần (CP). Việc nâng cao năng lực tài chính, tăng vốn chủ sở hữu, duy trì hệ số an tồn vốn tối thiểu, đầu tư công nghệ, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, mở các chi nhánh ở nước ngoài... để phục vụ tốt hơn, hiệu quả hơn khách hàng cả trong và ngoài nước đều được các NHTM quan tâm và thực hiện bằng những biện pháp khác nhau. Theo báo cáo “Chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ Việt nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025” thì đến cuối năm 2009, tổng số vốn đăng ký đã tăng gấp 12 lần, tổng tài sản và tiền gửi tăng hơn 16 lần và các khoản vay tăng khoảng 14 lần so với năm 1997.

Nguồn: Báo cáo của một số NHTM qua các năm.

Hình 2.2: Vốn chủ sở hữu một số NHTM

2.1.2 Thực trạng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Bất kỳ một cuộc khủng hoảng tài chính nào cũng đều liên quan đến bốn vấn đề chính trong ngành ngân hàng, đó là: (1) Tính thanh khoản yếu kém; (2) Không đảm bảo vốn tự có; (3) Chất lượng tài sản kém; (4) Các vấn đề trong quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro. Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay cũng đang đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng này, có nguy cơ gây ra một sự đổ vỡ cho toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32 - 35)