Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại Thái Lan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27 - 29)

1.5 Kinh nghiệm quốc tế về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại

1.5.3 Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại Thái Lan

1.5.3.1 Bối cảnh

Khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã khiến hệ thống ngân hàng của Thái Lan chao đảo nghiêm trọng, bắt buộc phải tái cấu trúc khắc nghiệt để vượt qua khủng hoảng và hoạt động ổn định hơn.

1.5.3.2 Phương pháp tái cấu trúc

Nhằm chống đỡ với sự yếu kém của ngành ngân hàng trong những năm 1990, Chính phủ Thái Lan đã áp dụng một số biện pháp cải cách. Vào tháng 10/1997, chính quyền Thái Lan đã công bố chiến lược đối phó với khủng hoảng trong lĩnh vực ngân hàng, trong đó, bao gồm các giải pháp:

Tăng cường thanh tra giám sát

Thành lập Cơ quan Tái cơ cấu khu vực tài chính (FRA) và Cơng ty Quản lý tài sản (AMC). Trong đó, FRA có trách nhiệm đánh giá đề xuất khơi phục các ngân hàng, cơng ty tài chính bị đóng cửa và tiếp tục giám sát tài sản những công ty khác trong diện nghi ngờ; còn AMC quản lý các khoản nợ xấu của các doanh nghiệp tài chính khi tỷ lệ nợ xấu của khối ngân hàng lên đến 15%.

Kiểm sốt nợ xấu

Để có thể tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại một cách hiệu quả, Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã yêu cầu tất cả các ngân hàng thương mại Thái Lan phân loại các khoản vay quá hạn để đánh giá khả năng mất thanh khoản đối với từng ngân hàng thương mại nói riêng và cần phải tái cấu trúc.

Tháng 3/1998, NHTW ban hành các quy định phân loại nợ và dự phòng rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế cho hệ thống ngân hàng tài chính, trong đó u cầu các ngân hàng trích lập dự phịng rủi ro cho tất cả các khoản vay quá hạn trên 6 tháng và nghiêm cấm phân bổ lãi suất của các khoản vay này. Không ngân hàng nào được phép trả cổ tức cho năm 1997 và 1998. Ngoài ra, để bảo vệ quyền lợi khách hàng, NHTW khơng thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi, ủy quyền cho FIDF cung cấp bảo hiểm toàn phần cho khách hàng gửi và vay tiền ở những ngân hàng hay tổ chức tài chính bị đóng cửa.

Các ngân hàng phải tập trung phân tán rủi ro bằng việc quy định hạn mức cho vay đối với một khách hàng không quá 25% vốn tự có, các khoản nợ ngoài bảng tổng kết tài sản hạn chế dưới 50% tổng số vốn. Hơn nữa, các ngân hàng không được đầu tư quá 20% tổng số vốn vào cổ phiếu, giấy chứng nhận nợ của một công ty, tỷ lệ dự trữ thanh khoản theo quy định là 7%, trong đó 2% tiền gửi tại NHTW, tối đa khơng q 2,5% tiền mặt, cịn lại dưới dạng chứng khốn. Bên cạnh đó, ngân hàng phải thực hiện lập 100% dự phòng đối với những tài sản có rủi ro, cịn các ngân hàng bị đóng cửa phải tăng vốn điều lệ lên 15% tổng vốn thì mới có thể tiếp tục hoạt động.

Tái cấu trúc hệ thống tài chính:

Cuối năm 1997, 58 cơng ty tài chính bị đình chỉ hoạt động, trong đó 56 cơng ty bị đóng cửa, 2 cơng ty được hoạt động trở lại. NHTW u cầu những định chế tài chính có vốn dưới chuẩn phải cơ cấu lại nguồn vốn, nhằm khôi phục sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Điển hình là 4 NHTM trong nước: Bangkok Metropolitan Bank (BMB), Bangkok Bank of Commerce (BBC), Siam City Bank (SCIB) và First Bangkok City Bank (FBCB) đã khơng đáp ứng được các quy định trong trích lập dự phỏng rủi ro. Vì vậy, vào tháng 5/1998, NHTW đã can thiệp vào 4 ngân hàng này bằng cách giảm vốn sở hữu đến mức tối thiểu nhằm xóa bỏ nợ xấu.

Mở rộng room sở hữu nước ngoài trong thời gian nhất định

Các ngân hàng được khuyến khích tìm kiếm đối tác nước ngồi Nếu khơng tìm được đủ nguồn vốn trong nước. Thái Lan cũng đã nới rộng giới hạn sở hữu cho

các nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng lên mức rất cao (75% so với 30% hiện tại của Việt Nam) trong thời hạn 10 năm, với cam kết của cổ đơng nước ngồi trong thời gian đó phải giảm tỷ lệ sở hữu xuống thông qua việc bán lại cho cổ đông trong nước hoặc chỉ phát hành thêm cho cổ đông trong nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)