Diễn biến thương vụ thâu tóm Sacombank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 68 - 70)

2.2 Thực trạng việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

2.2.5.2 Diễn biến thương vụ thâu tóm Sacombank

Tính đến ĐHCĐ Sacombank năm 2011, những cổ đơng lớn của STB gồm: REE 3.66%, Dragon Capital 6.66%, ANZ 9.78% và ban điều hành của ngân hàng này nắm 9%.

Ngày 4-8-2011, Dragon Capital – cổ đông chiến lược nước ngoài tại Sacombank – bắt đầu bán toàn bộ hơn 61 triệu cổ phiếu STB (ưứng 6.66%) mà sau 10 năm tổ chức này nắm giữ.

Trước tình hình đó, từ tháng 7/2011, hàng loạt động thái mua bán hàng chục triệu cổ phiếu STB xuất phát từ các cơng ty của gia đình họ Đặng ( liên quan người nhà Chủ tịch Sacombank) được khởi động. Khi đó, giá cổ phiếu STB đã rơi xuống đáy là 11.600 đồng. Thành Thành Công, vợ ông Đặng Văn Thành làm chủ tịch được chuyển nhượng cá nhân 15 triệu cổ phiếu STB. Sau đó Bourbon Tây Ninh

(SBT) dự kiến mua 7,5 triệu, hai công ty con Thành Thành Công mua 13,2 triệu cổ phiếu STB.

Từ ngày 15/11/2011, Sacombank bắt đầu mua lại 100 triệu cổ phiếu STB để làm cổ phiếu quỹ. Đây được xem là động thái tự vệ của ngân hàng này trước nguy cơ bị thâu tóm ngày càng lộ diện.

Từ 16/11 đến 16/12/2011, STB bất ngờ đăng ký mua vào lượng cổ phiếu quỹ kỷ lục là 100 triệu đơn vị. Nếu tính theo giá tại thời điểm đó, STB sẽ phải chi hơn 1,300 tỷ đồng (theo báo cáo tài chính quý III/2011, STB có thặng dư vốn và số dư các quỹ là 2,824 tỷ đồng). Khi đó, Chủ tịch Đặng Văn Thành tuyên bố sẽ tiếp tục mua cho đến khi giá của cổ phiếu này về đúng giá trị thực (không dưới 20,000 đồng), đồng thời khẳng định, cho tới thời điểm chốt danh sách cổ đơng vào tháng 8/2011, khơng có ai nắm giữ tới 30% cổ phần của Sacombank.

Ngày 6/1/2012, Công ty CP Cơ điện lạnh REE (REE) bán toàn bộ 42.139.266 cổ phiếu STB, tương đương 3.92% vốn cổ phần của Sacombank cho một nhóm nhà đầu tư nội địa Ngày 9/1, Ngân hàng Australia and New Zealand Banking Group Limited (ANZ) – cổ đông nước ngoài lớn nhất của Sacombank từ 2005 – đăng ký bán toàn bộ hơn 103.256.415 cổ phiếu STB, tương đương 9.61% cổ phần của Sacombank. Người nhận chuyển nhượng là Eximbank, tỉ lệ nắm giữ sau giao dịch này là 9.73% vốn cổ phần của Sacombank.

Trước thềm HĐCĐ Sacombank 2012, ngày 17/2 Eximbank – cổ đông nắm giữ 9.73% vốn cổ phần của Sacombank – gửi văn bản cho Sacombank và các cơ quan chức năng, chính thức tuyên bố là đại diện ủy quyền của hơn 51% vốn cổ phần của Sacombank (còn liên minh của ông Đặng Văn Thành đang nắm giữ khoảng 36%) và đưa ra yêu cầu thay đổi ban lãnh đạo Sacombank.

Tuy nhiên , có thể thấy ngay được động tác cuộc đua giành quyền kiểm soát này lên giá cổ phiếu của Sacombank từ mức đáy 11.600 đồng đến ngày 21/2 thị giá STB đã tăng 64%.

“thâu tóm” Sacombank khiến thị trường khơng khỏi ngỡ ngàng về một tiền lệ mới trong mua bán, sáp nhập ngành ngân hàng ở Việt Nam. Đó khơng phải là thỏa thuận hợp nhất mà thâu tóm từ từ bằng cách gom cổ phiếu và vận động cổ đơng lớn. Hợp nhất, sáp nhập, thâu tóm ngân hàng đã khơng cịn là chuyện mới mẻ ở Việt Nam. Nhưng cách thâu tóm theo kiểu mua cổ phiếu cá nhân như việc Eximbank đã làm với Sacombank thì chưa có trong tiền lệ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 68 - 70)