Diễn biến phương án tự tái cơ cấu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 72 - 74)

2.2 Thực trạng việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

2.2.6.2 Diễn biến phương án tự tái cơ cấu

Phương án tái cơ cấu hoạt động chủ yếu là sắp xếp lại nhân sự, kế hoạch và định hướng chiến lược kinh doanh, khơng có NH khác hợp nhất với TienphongBank. Với cổ đông chiến lược là Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI, TienPhong Bank sẽ tận dụng thế mạnh của cố đông này để mở rộng hoạt động sang lĩnh vực kinh doanh vàng; tập trung hỗ trợ tài chính cho các đơn vị trực thuộc Công ty FPT- một cố đông lớn của TienphongBank.

Thứ nhất, Tiên Phong là ngân hàng non trẻ nhất trong số 9 ngân hàng yếu kém. Năm 2008, ngân hàng này ra đời, trong khi các ngân hàng còn lại đều ra đời từ những năm 1990, phần lớn là do chuyển đổi mơ hình hoạt động từ ngân hàng nơng thôn lên thành thị.

Thứ hai, Tiên Phong được xem là một trong những ngân hàng khởi xướng việc tái cấu trúc ngân hàng bằng cách thay đổi cơ cấu cổ đông.

Ngay lập tức, cơ chế được thay đổi hoàn toàn. Ban điều hành mới bắt tay rà soát lại khoảng 3.000 văn bản, bỏ 1.000 văn bản, thêm khoảng 200 văn bản, bổ nhiệm một Phó Tổng Giám đốc phụ trách kiểm soát rủi ro. Cơ chế quản trị cũng được thay đổi theo hướng phân cấp, phân quyền và gắn trách nhiệm. “Cơ chế quản trị mới quy định cụ thể về các cấp phê duyệt trong các bộ phận quan trọng nhất của hoạt động ngân hàng là hội đồng tín dụng, ủy ban đầu tư, ủy ban tín dụng nhằm giảm thiểu mọi rủi ro có thể xảy ra”

Chiến lược tứ trụ được các lãnh đạo TPBank nhắc đến khá nhiều và được xem là cốt lõi trong hoạt động kinh doanh thời kỳ hậu tái cấu trúc. Theo đó, 4 mũi nhọn kinh doanh là cơng nghệ cao và công nghệ thông tin; vàng; công nghiệp phụ trợ; ngân hàng điện tử và ngân hàng ưu tiên:

Đầu tiên là cổ đông sáng lập FPT, cũng như Softbank, vốn có lợi thế trong lĩnh vực cơng nghệ thơng tin, có thể giúp TPBank phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử và các công nghệ mới nhất trong hoạt động ngân hàng. Còn Tập đoàn Tái Bảo hiểm Việt Nam (Vinare) và Mobifone đều là những cái tên đầu ngành trong lĩnh vực hoạt động của họ.

Cổ đông mới Doji cũng mang về cho TPBank một lợi thế cạnh tranh lý tưởng, đó là sự liên kết trong mảng kinh doanh vàng. Nhờ Doji, TPBank trở thành ngân hàng thứ 6 được Ngân hàng Nhà nước cho phép tham gia thị trường vàng, dù ngân hàng này trước đó chưa từng tham gia lĩnh vực này.

Chiếc trụ thứ ba, cũng gắn liền với Doji, là hoạt động tài trợ vốn cho xuất khẩu, nông nghiệp và công nghiệp phụ trợ. Là những lĩnh vực đặc biệt quan trọng mà Việt Nam còn rất thiếu nhằm tạo ra thế chủ động trong sản xuất cho các doanh nghiệp lớn

Dịch vụ ngân hàng ưu tiên, tập trung vào nhóm khách hàng thu nhập cao, là chiếc trụ cuối cùng. TPBank cho biết họ chủ động thu hẹp phân khúc vào nhóm khách hàng có tổng tài sản từ 5 triệu USD trở lên (trên 100 tỉ đồng). Rõ ràng việc tự thu hẹp lại đối tượng khách hàng là một bước đi khơn ngoan của TPBank, vì ngân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 72 - 74)