Đánh giá chung về thực trạng tái cấu trúc hệ thống NHTM hiện nay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 75 - 79)

2.3.1 Thuận lợi

Hoạt động tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đã được triển khai nhanh chóng, Các biện pháp được thực hiện từ năm 2011 đến nay đã giúp hoạt động ngân hàng bước đầu được cơ cấu lại theo hướng lành mạnh hơn. Tính thanh khoản của hệ thống NHTM cơ bản được bảo đảm, lãi suất liên ngân hàng được duy trì ở mức ổn định. Xử lý căn bản những TCTD yếu kém, xử lý một phần nợ xấu, cơ cấu lại một bước nhỏ sở hữu các NHTM.

Tình hình kinh tế vĩ mơ trong nước đang có những chuyển biến khả quan và có dấu hiệu phục hồi, tạo ra những tiền đề thuận lợi cho tiến trình tái cơ cấu hệ thống NHTM trong thời gian tới như lạm phát đã được kiềm chế ở mức thấp, tăng trưởng GDP có xu hướng tăng đều qua từng quý (ước đạt 5,14% trong 9 tháng năm 2013), thị trường bất động sản có những dấu hiệu tích cực, đem lại hy vọng phục hồi trong năm 2014.

Hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI, vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và kiều hối có bước tiến đáng kể

Thanh khoản của hệ thống NHTM dồi dào và đang được củng cố, thị trường tiền tệ ổn định, lãi suất cho vay có xu hướng giảm; thị trường bất động sản có nhiều tín hiệu ấm dần lên.

2.3.2 Khó khăn

Cơ sở pháp lý và cơ sở dữ liệu khơng đầy đủ làm cho q trình tái cấu trúc hệ thống NHTM dài hơn dự kiến, dẫn đến chi phí gia tăng làm giảm hiệu quả chương trình tái cấu trúc .

Tỷ lệ các NHTM trong nước trong tình trạng nợ xấu cao khó khăn trong việc tìm đối tác tái cấu trúc các NHTM trong nước phải trơng chờ ngân hàng nước ngồi.

Việc phụ thuộc vào NHTM nước ngoài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề an ninh tiền tệ quốc gia.

Hoạt động xử lý nợ xấu mới chỉ bắt đầu, thực hiện còn chậm và thiếu triệt để. Và, quy mô nợ xấu của toàn hệ thống hiện ở mức rất cao, điều này đòi hỏi cần phải huy động nguồn lực lớn để xử lý. Việc công bố số nợ xấu của các TCTD cịn thiếu chính xác và chưa cơng khai, minh bạch.

Vẫn còn một số ngân hàng nhỏ chưa quan tâm đến vấn đề tái cấu trúc vì hầu hết những ngân hàng này yếu kém , hoạt động không hiệu quả nên đây là những ngân hàng đầu tiên bị sáp nhập hoặc giải thể trong quá trình tái cấu trúc. Điều này gây khó khăn cho Chính phủ trong cơng cuộc tái cấu trúc NHTM.

2.3.3 Hạn chế

Tuy nhiên quá trình xử lý nợ xấu của các NHTM trong thời gian qua còn nhiều hạn chế: bản thân NHTM đã khơng trích lập đầy đủ, trung thực dự phịng rủi ro nên việc xử lý nợ xấu lành mạnh, an toàn hệ thống mà NHNN chưa xử lý dứt điểm trong thời gian qua. Ngoài ra ngân hàng thường xuyên xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro khiến lợi nhuân ngân hàng bị ảnh hưởng dẫn đến hệ quả xấu trong hoạt động kinh doanh và giảm lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Hệ thống quản trị của các NHTM VN vẫn bộc lộ nhiều nhược điểm như: vai trò thực tế của Hội đồng quản trị và Ban điều hành chưa được phân biệt rõ ràng; chưa coi trọng vấn đề quản trị rủi ro; quản trị công ty tại các NHTM chưa đượcquan tâm đúng mức và chưa được coi là mơ hình thực sự cần thiết cho phát triển kinh doanh; rất nhiều NHTM thiếu vắng các thành viên độc lập là những người có uy tín, có kinh nghiệm trong các Ủy ban thuộc Hội đồng quản trị.

Việc phát triển sản phẩm của các NHTM VN còn tồn tại những vấn đề như: số lượng sản phẩm chưa phong phú, nhất là nghiệp vụ ngân hàng quốc tế; chưa chú trọng nhiều đến cạnh tranh về chất lượng phục vụ và công nghệ mà chủ yếu nhờ mở rộng mạng lưới, cạnh tranh về giá cả và lãi suất.

Tỷ trọng nhân sự có trình độ từ đại học trở lên của các NHTM VN ngày càng gia tăng và chiếm tỷ lệ rất cao, chằng hạn tỷ lệ này ở ACB là 93%, của

Techcombank là 93,33%. Tuy nhiên, hiện tại, đội ngũ nhân lực trong các NHTM VN đang tồn tại một số hạn chế: thiếu hụt nghiêm trọng kiến thức về ngân hàng như một ngành kinh doanh, thiếu tự tin trong giao tiếp, thiếu khả năng tư duy sáng tạo,... Mặc dù các NHTM VN đã ý thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nhưng do hạn chế về vốn, kinh nghiệm nên việc triển khai còn chưa đạt hiệu quả cao, mức độ hiện đại còn thua kém so với các chi nhánh NHNNg và ngân hàng 100% vốn nước ngoài.

2.3.4 Nguyên nhân

Theo đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 cho rằng “ cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và từng tổ chức tín dụng là quá trình thường xuyên , liên tục nhằm khắc phục những khó khăn , yếu kém và chủ động đối phó với nhưng thách thức để các tổ chức tín dụng khơng ngừng phát triển một cách an toàn, hiệu quả, vững chắc và đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới”.

Tiến trình tái cơ cấu cịn nhiều trở ngại bởi vấn đề sở hữu chéo và lũng đoạn ngân hàng hiện rất lớn và vẫn kéo dài, nguồn gốc vốn góp cịn thiếu minh bạch và thiếu chế tài xử lý các vấn đề sở hữu. Sở hữu chéo có thể giúp các ngân hàng cho vay theo quan hệ mà hệ quả là nảy sinh rất nhiều khoản nợ xấu; sở hữu chéo tạo ra rủi ro mang tính hệ thống vì vấn đề thanh khoản và khả năng trả nợ của một ngân hàng có thể kéo theo những vấn đề tương tự ở rất nhiều các ngân hàng khác; sở hữu chéo có thể dẫn tới tình trạng tăng vốn ảo nên nguồn lực và khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng không được đánh giá đúng mức.

Công tác quản trị ngân hàng và quản trị rủi ro cịn nhiều yếu kém.

Tình hình kinh tế trong giai đoạn khó khăn cùng với niềm tin thị trường giảm sút đã gây tác động rất lớn đến quá trình tái cấu trúc các NHTM.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Sau 25 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, 16 năm Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông - Nam Á (ASEAN), 10 năm thực hiện Hiệp định thương mại

tế Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực và đạt thành quả to lớn nhất từ trước tới nay.

Điểm nổi bật của kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường đã được xác lập và ngày càng hoàn thiện, tốc độ tăng trưởng GDP cao 7-8%.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu vô cùng to lớn và làm thay đổi hồn tồn hình ảnh Việt Nam trong vòng 2 thập kỷ trở lại đây, kinh tế Việt Nam cũng bộc lộ nhiều khó khăn, nhiều bất cập cần nhanh chóng xử lý như lạm phát cao; tỷ lệ đầu tư/GDP cao; chỉ số ICOR cao; nợ nước ngoài tăng nhanh, khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam thấp. Trong bối cảnh đó kinh tế Việt Nam cần kịp thời xử lý các vấn đề đang tồn tại và giải pháp đưa nền kinh tế cần phải tái cấu trúc, đó là tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính.

Và hiện nay 9 NHTM yếu kém đã lần lượt tái cấu trúc nhưng chặn đường tái cơ cấu cả hệ thống ngân hàng vẫn cịn gian nan . Vì vậy phần tiếp theo phải tìm ra giải pháp để góp phần hồn thiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng hiện nay.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ KHÓ KHĂN TRONG TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 75 - 79)