Chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 35 - 38)

2.1 Thực trạng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

2.1.2.1 Chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng thương mại

Tăng trưởng tín dụng được cải thiện đáng kể từ 0,1% vào cuối Q1 lên 3,31% vào cuối Q2 và đạt 5,83% vào thời điểm 18/9. Động lực tăng trưởng chính trong Q2 đến từ nhóm NHTMCP có thế mạnh về mảng bán lẻ như VPB, STB, ACB và EIB. BIDV và MBB là hai ngân hàng bán bn có mức tăng trưởng nổi trội trong 6T2013, trong khi các NH có cổ phần Nhà nước chi phối cịn lại khơng đạt được mức tăng khả quan. Tuy nhiên, tháng 7 và tháng 8 ghi nhận sự cải thiện trong hoạt động cho vay của VCB (2,8% tính đến cuối tháng 8) và chúng tôi kỳ vọng điều này cũng diễn ra với CTG.

Nguồn: VCBS tổng hợp

Hình 2.3 Tăng trưởng tín dụng 2013 một số NH

Giai đoạn 2011-2012, ngành ngân hàng lao đao vì hậu quả của tình trạng tăng trưởng q nóng với các điều kiện tín dụng được nới lỏng quá mức trước đó. Sang năm 2013, các giải pháp tín dụng tiếp tục được điều hành linh hoạt hơn theo hướng “tái tạo” đường cong lãi suất, mở rộng tín dụng đi đơi với an tồn hoạt động của TCTD, phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, đồng thời tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Nhờ đó, cuối tháng 12/2013, tăng trưởng tín dụng tồn hệ thống gần sát mục tiêu 12%Điều này thể hiện nỗ lực rất lớn của ngành ngân hàng bởi nếu nhìn vào tốc độ tăng tín dụng các tháng năm 2013 thì có thể thấy rằng, tín dụng mới chỉ bắt đầu tăng trưởng dương từ quý II. Cơ cấu tín dụng đã từng bước hợp lý, hiệu quả và an toàn hơn, đã tập trung được vốn vào lĩnh vực SXKD, nhất là tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên. Nhờ đó, tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức hợp lý và các ngân hàng đã bắt đầu có lãi trở lại, ngay cả những ngân hàng nhỏ.

Khơng chỉ có vậy, hoạt động của tồn hệ thống ngân hàng đã có những biểu hiện an tồn và hiệu quả hơn. Tính đến cuối tháng 31/10/2013, tỷ lệ an tồn vốn (CAR) có giảm nhẹ, nhưng vẫn ở mức khá cao với 13,64%, cao hơn nhiều so với quy định tối thiểu 9% mà NHNN đang áp dụng; thanh khoản đang được cải thiện và

6,33% và ngày càng tiệm cận tới quy mơ vốn điều lệ; tổng tài sản Có tăng 6,66% so với cuối năm 2012

Vấn đề nợ xấu , Tín dụng cho nền kinh tế tăng nhanh nhưng chất lượng tín

dụng của các TCTD thấp . Đến 31/12/2013, tính theo tỷ lệ tăng trưởng tín dụng 12,5% như Ngân hàng Nhà nước công bố, tổng dư nợ là 3.477.267 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 3,79%, nhưng con số tuyệt đối tương ứng là 131.788 tỷ đồng, giảm 1% so với năm 2013 tỷ lệ nợ xấu 4.08%.

Tăng nợ xấu khơng chỉ ăn mịn lợi nhuận ngân hàng mà còn là nguyễn nhân căn bản gây nghẽn tín dụng trong thời gian qua. Quan sát diễn biến tỷ lệ nợ xấu từ đầu năm 2012 đến nay, có thể thấy xu hướng tăng vẫn là chủ đạo. Tỷ lệ nợ xấu chỉ giảm đáng kể vào những thời điểm chốt báo cáo tài chính quan trọng như tháng 6 và tháng 12, sau đó lại tăng trở lại. Điều này cũng đúng với diễn biến trong 8 tháng đầu năm 2013 khi tỷ lệ nợ xấu giảm dần từ mức 4,67% vào tháng 4 xuống 4,46% vào tháng 6 trước khi tăng trở lại mức 4,64% vào tháng 8.

Hình 2.4: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NH

Việc xử lý nợ qua VAMC cũng đã có những tiến triển nhất định. Tính đến ngày 24/12, VAMC đã mua được gần 32.000 tỷ đồng dư nợ gốc của gần 30 TCTD.

của Chính phủ cũng như sự quyết liệt của từng TCTD trong việc xử lý nợ xấu nên nợ xấu đã giảm mạnh từ mức 8.86% tổng dư nợ cuối năm 2012 xuống còn 4.55% đến tháng 11/2013.

Có thể kể ra 2 nguyên nhân chính làm nảy sinh các khoản nợ xấu:

 Nền kinh tế gặp khó khăn, GDP tăng trưởng chậm lại, ảnh hưởng trực tiếp từ khủng hoảng kinh tế thế giới làm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nước khó khăn. Cụ thể, các chỉ số về hàng tồn kho tăng lên đến 23% (năm 2011- ngành công nghiệp), sức tiêu thụ kém (mức tiêu dùng bán lẻ chỉ tăng 4,7% năm 2011).

 Các NHTM trước đây chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, lợi nhuận, cấp tín dụng tràn lan và khơng kiểm sốt được rủi ro của danh mục tín dụng.

 5 nhóm giải pháp đồng bộ xử lý nợ xấu và phòng ngừa, hạn chế nợ xấu gia tăng trong tương lai cần triển khai từ nay đến năm 2015 được xác định gồm nhóm giải pháp đối với tổ chức tín dụng, nhóm giải pháp đối với khách hàng của tổ chức tín dụng, nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, nhóm giải pháp về thanh tra, giám sát và giải pháp thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) với sự tham gia rộng rãi của hệ thống các tổ chức tín dụng, khách hàng vay vốn và các cấp, các ngành, chính quyền các địa phương.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)