Giải quyết nợ xấu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 82 - 85)

3.3 Nhóm giải pháp liên quan đến các ngân hàng thương mại

3.3.1 Giải quyết nợ xấu

Thực trạng này đặt ra vấn đề cấp bách phải tái cấu trúc hệ thống các ngân hàng thương mại. Nhiều ý kiến cho rằng, vấn đề cấp bách hiện nay đối với tái cấu

trúc hệ thống ngân hàng phải bắt đầu từ giải quyết nợ xấu và rào cản của thủ tục vay vốn.

Giải pháp tổng thể xử lý nợ xấu và các “nút thắt” gây ra nợ xấu bao gồm: “phá băng” thị trường bất động sản, giải quyết hàng tồn kho cho doanh nghiệp, thúc đẩy tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách kiểm soát để các NHTM nâng cao chất lượng tài sản, kiểm sốt chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu và điều quan trọng là cần đẩy nhanh, dứt điểm tái cơ cấu các TCTD. Đẩy nhanh tái cơ cấu đầu tư công, bao gồm cả việc xử lý nợ tồn đọng xây dựng cơ bản. Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam cho thấy có 6 phương thức xử lý nợ xấu chủ yếu sau: 1- Cơ cấu lại nợ; 2- Miễn giảm lãi và phí tín dụng; 3- Mua, bán nợ; 4- Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý; 5- Xử lý, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ; 6- Chuyển nợ thành vốn góp

Trước đó NHNN cũng đã chỉ đạo toàn ngành triển khai quyết liệt các giải pháp tự xử lý nợ xấu, như : cơ cấu lại nợ, tích cực thu nợ, xử lý tài sản bảo đảm; bán nợ; sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ; tiết giảm chi phí, tập trung trích lập dự phịng rủi ro…

Các giải pháp này cùng với kết quả ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường của Chính phủ đã đem lại kết quả quan trọng bước đầu là nợ xấu được xử lý một bước, tốc độ gia tăng nợ xấu giảm dần từ cuối năm 2012.

Về vai trò của VAMC trong xử lý nợ xấu không dễ dự báo bao giờ xử lý xong, nhưng ngay cả ở điều kiện tốt nhất cũng phải mất vài năm. Tốc độ xử lý nợ xấu của VAMC phụ thuộc vào mấy yếu tố: sự ổn định kinh tế vĩ mô, chu kỳ phục hồi thị trường bất động sản ngắn hay dài và cùng đó là sự nỗ lực vượt qua những điểm nghẽn để giúp cho VAMC cùng các ngân hàng xử lý nợ xấu hiệu quả.

Giải quyết triệt để, để tăng hiệu quả thu hồi vốn từ các khoản nợ xấu hiện nay không chỉ chờ vào mệnh lệnh của cơ quan chức năng, hay vai trị của VAMC hoặc sự nỗ lực của chính các ngân hàng thương mại. Vấn đề quan trọng là phải vượt

 Điểm nghẽn đầu tiên nằm chính ở khái niệm trái phiếu đặc biệt mà VAMC trả cho các ngân hàng thương mại khi mua nợ xấu. Tỉ lệ chiết khấu chưa rõ ràng, trong khi một số quy chế để bán nợ cho VAMC lại khá ngặt nghèo, như tổ chức tín dụng có nợ xấu 3% tổng dư nợ và khoản nợ phải được bảo đảm bằng 60% giá trị tài sản bất động sản... khiến ngay các ngân hàng (chưa nói tới các tổ chức khác) ngần ngại khi bán nợ cho VAMC, Sau 5 năm nếu không xử lý được hết nợ xấu thì ngân hàng thương mại phải lấy lại món nợ đó và ơm số nợ này.

 Các con số nợ xấu hiện nay chưa phản ánh đúng sự thật. Xử lý nợ xấu, cần nhìn thẳng vào sự thật, hiện VAMC xử lý nợ xấu trên nguồn số liệu nhảy múa, nợ xấu của hệ thống ngân hàng vẫn chưa được cơng bố chính xác, đầy đủ

 Một trong những điểm nghẽn là chúng ta chưa thực sự có cơ chế thị trường để đấu giá các khoản nợ. Phải tạo ra được cơ chế thị trường để các khoản nợ có thể đem ra đấu giá và giải quyết. Cơ chế thị trường là điều tối quan trọng để giải quyết vấn đề nợ xấu.

 Việc giải quyết nợ xấu hiện đang gặp một điểm nghẽn nữa đó là việc thi hành án chậm. Việc thi hành án chậm do: Các khoản vay liên quan đến nhiều tổ chức tín dụng; Tài sản chưa được xác minh; Tài sản đang bị tranh chấp, đang phát mãi; Tài sản đảm bảo ở các TCTD khác chưa được xử lý; Khách hàng tẩu tán tài sản thế chấp nên thi hành án chưa kê biên được, khách hàng thuộc hộ nghèo, đau ốm, khách hàng bỏ trốn, đi khỏi nơi cư trú..

 Các nền móng về định chế, luật pháp, giúp các ngân hàng có thể bán nợ xấu với giá trị cao nhất chưa hồn chỉnh. Trong đó có cơ sở pháp lý để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài, các nguồn vốn nước ngoài muốn tham gia.

 Để VAMC quốc gia hoạt động hiệu quả, kinh nghiệm các nước đã chỉ ra rằng trước hết, VAMC phải xác định rõ mục tiêu và kế hoạch kinh doanh một cách dài hạn, rõ ràng nhằm tạo khuôn khổ cho hoạt động của VAMC; xác định vai trò của VAMC là thúc đẩy nhanh quá trình chuyển nhượng tài sản, xử lý nợ xấu hoặc tối đa hóa giá trị tài sản; xây dựng phương án kinh doanh ban đầu; xác định chiến lược cho các tài sản sau thu hồ. Cần đề cao vấn đề quản trị và tính minh bạch của

VAMC thông qua sở hữu đội ngũ chun gia có chun mơn cao nhưng độc lập với ngân hàng. Cùng đó, phải giảm thiểu hành vi lạm quyền bởi chúng có vai trị quan trọng trong việc củng cố niềm tin. Nhưng cho tới nay, Thông tư hướng dẫn hoạt động của VAMC vẫn chưa ra đời. Nội dung của Thông tư này cần đưa ra các nguyên tắc cơ bản về các phương thức VAMC có thể tiến hành mua lại nợ xấu. Đặc biệt, Thông tư sẽ cụ thể hóa các quy trình mua nợ xấu giữa các ngân hàng và VAMC thông qua phát hành các trái phiếu đặc biệt.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 82 - 85)