Thanh khỏan của hệ thống ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 39 - 40)

2.1 Thực trạng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

2.1.2.3 Thanh khỏan của hệ thống ngân hàng thương mại

Trong thời kỳ cuối năm 2007 sang đầu năm 2008, các NHTM Việt Nam lạc vào cuộc đua lãi suất huy động, đỉnh điểm là tháng 2 năm 2008, sau rất nhiều cuộc họp của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, cuộc đua lãi suất vẫn rất gay gắt kể cả sau khi bỏ trần lãi suất, áp dụng lãi suất cho vay không vượt quá 150% lãi suất cơ bản nhưng một số NHTMCP vẫn duy trì lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng trên 19%/năm. Cá biệt có ngân hàng chạy đua lãi suất tiền gửi 24 giờ với lãi suất 20%/năm. Thực trạng đó cho thấy áp lực cạnh tranh lãi suất huy động của các NHTMCP Việt Nam rất gay gắt khi có bất kỳ biến cố khó khăn nào của nền kinh tế xảy ra. Lượng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng của dân cư không tăng lên đáng kể trong khi số dư tiền gửi của các ngân hàng chạy lòng vòng sang nhau. Vậy nên, khi ngân hàng sáp nhập lại, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ và yếu bị các ngân hàng lớn thâu tóm thì số lượng các NHTM Việt nam sẽ giảm xuống, khi đó áp lực

có thể diễn ra cuộc chạy đua lãi suất huy động tương tự như hồi tháng 2 năm 2008. Các ngân hàng nhỏ sẽ bị ngân hàng lớn thâu tóm từ đó hình thành nên những ngân hàng lớn mạnh hơn trước, chi phí huy động sẽ giảm xuống đáng kể so với trước khi thực hiện sáp nhập làm cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng tốt hơn, dẫn đến năng lực cạnh tranh tăng lên đủ sức vượt qua những biến cố khó khăn của nền kinh tế.

Tăng trưởng tín dụng tồn hệ thống được NHNN xác định ở mức 12%. Tính đến ngày 18/9/2013, chỉ số này đã đạt 5,83% so với cuối năm 2012. Để đạt kế hoạch, mỗi tháng cịn lại của năm, tốc độ tăng tín dụng phải đạt ít nhất 2% so với tháng liền kề.

Với tốc độ tăng trưởng đó, cùng với nhu cầu tiền mặt trong những tháng cuối năm của người dân cao khiến khơng ít ý kiến lo ngại về thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng điều này khó xảy ra vì hệ thống ngân hàng vẫn đang dư quá nhiều vốn, muốn đẩy mạnh cho vay.

Về vấn đề này, NHNN cho rằng vấn đề thanh khoản hiện nay là yên tâm nhất, vì dù lãi suất huy động VND các kỳ hạn đã giảm khoảng 2 – 5%/năm nhưng các tổ chức tín dụng (TCTD) vẫn hút được tiền gửi khá tốt. Cụ thể, đến giữa tháng 9/2013, tiền gửi VND của dân cư vẫn tăng 13,78% so với cuối năm 2012.

Một điểm nhấn rất đáng chú ý về vấn đề này được Hoàn Trần và Thuân Nguyễn (2011) bình luận là vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng còn thể hiện ở việc nhiều cán bộ tín dụng được giao nhiệm vụ huy động đã mặc cả với khách hàng để có được vốn tiết kiệm và thật sự rất hiếm nơi đâu như ở Việt Nam, người gửi tiết kiệm lại được “mặc cả” với ngân hàng về lãi suất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 39 - 40)