Hạn chế vốn có của hệ thống kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty điện lực bình thuận , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 42)

1.2 Lý luận về hệ thống kiểm soát bội bộ

1.2.5 Hạn chế vốn có của hệ thống kiểm soát nội bộ

Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB phụ thuộc vào nhân tố chủ yếu là con người, tức là phụ thuộc vào năng lực làm việc và tính đáng tin cậy của lực lượng nhân sự …. Nói cách khác, hệ thống KSNB chỉ giúp hạn chế tối đa những sai phạm, vì nó có những hạn chế tiền tàng xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

 Những hạn chế xuất phát từ bản thân con người như sự vơ ý, bất cẩn, đãng trí, đánh giá hay ước lượng sai, hiểu sai chỉ dẫn của cấp trên hoặc các báo cáo của cấp dưới …

 Khả năng đánh lừa, lẩn tránh của nhân viên thông qua sự thông đồng với nhau hay với các bộ phận bên ngoài đơn vị.

 Hoạt động kiểm soát chỉ nhằm vào những nghiệp vụ thường xuyên phát sinh mà ít chú ý đến các nghiệp vụ khơng thường xun, do đó những sai phạm trong các nghiệp vụ này thường hay bị bỏ qua.

 Yêu cầu thường xuyên và trên hết của người quản lý là chi phí bỏ ra cho hoạt động kiểm soát phải nhỏ hơn giá trị thiệt hại ước tính do sai sót hay gian lận gây ra.

 Ln có khả năng là các cá nhân có trách nhiệm kiểm soát đã lạm dụng quyền hạn của mình nhằm phục vụ cho mưu đồ riêng

 Điều kiện hoạt động của đơn vị thay đổi nên dẫn tới những thủ tục kiểm sốt khơng cịn phù hợp …

Chính những hạn chế của KSNB là nguyên nhân kiến cho KSNB không thể bảo đảm tuyệt đối, mà chỉ bảo đảm hợp lý trong việc đạt được các mục tiêu của mình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày những lý luận cơ bản về hệ thống KSNB trên nền tảng của báo cáo COSO 1992 và COSO 2004. Báo cáo COSO 2004 là sự mở rộng và chi tiết các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB của báo cáo COSO 1992.

Hệ thống kiểm sốt nội bộ là một q trình gắn bó chặc chẽ với hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp. Hệ thống KSNB giúp doanh nghiệp quản trị các rủi ro làm ảnh hưởng đến mục tiêu kinh doanh. Tuy nhiên, để phát huy được lợi ích của hệ thống KSNB, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống KSNB với các yếu tố cấu thành theo lý luận báo cáo COSO 1992, đồng thời tích hợp với các yếu tố quản trị rủi ro của COSO 2004 nhằm khắc phục những hạn chế về lý luận của báo cáo COSO 1992.

Mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm kinh doanh riêng, người quản lý cần thiết kế hệ thống KSNB phù hợp với hoạt động kinh doanh của đơn vị cũng như phát huy hết lợi ích của hệ thống KSNB trong quản lý doanh nghiệp.

Dựa trên những nghiên cứu ở Chương 1, chúng tôi sẽ đánh giá những ưu, nhược điểm của hệ thống KSNB trong hoạt động tại Cơng ty Điện lực Bình Thuận sẽ được trình bày trong chương 2.

Chương II:

Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Cơng ty Điện lực Bình Thuận

2.1 Sự phát triển của Cơng ty Điện lực Bình Thuận

Năm 1923, Hiệp hội điện lực Đông Dương (UNEDI) của Pháp tiến hành đầu tư xây dựng Nhà máy điện Phan Thiết, và đưa vào vận hành từ tháng 6/1924, vị trí nhà máy là văn phòng Điện lực Phan Thiết ngày nay.

Năm 1968, sau khi các công ty điện lực của Pháp hết thời hạn khai thác đã trao trả lại cho Ngụy quyền Sài Gịn. Tháng 6/1969, cơng ty điện lực Việt Nam (của ngụy quyền) được thành lập đã tiếp nhận các nhà máy điện của người Pháp, của các hợp tác xã đầu tư khai thác điện và của tư nhân. Nhà máy điện Phan Thiết được đổi tên là Trung tâm điện lực Phan Thiết. Năm 1972, Cơng ty điện lực Việt Nam hồn thành xây dựng nhà máy và văn phòng Trung tâm điện lực Bình Tuy (thuộc địa phận thị xã Lagi, huyện Hàm tân, Bình Thuận ngày nay, hiện là nhà máy điện và văn phòng điện lực Hàm Tân). Sau ngày đất nước giải phóng, tiểu ban qn quản cơng nghiệp thuộc Ủy ban quân quản Thành phố tổ chức tiếp quản toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân sự của Công ty Điện lực Việt Nam (CDV) thuộc chế độ cũ tại Thành phố Sài Gịn và tất cả các tỉnh phía Nam. Tháng 11/1975, Sở Quản lý và phân phối điện Thuận Hải được thành lập trên cơ sở tiếp quản ba trung tâm điện lực: Trung tâm Điện lực Phan Thiết, Trung tâm Điện lực Bình Tuy và Trung tâm Điện lực Phan Rang của chế độ cũ. Năm 1992, khi tách tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận từ tỉnh Thuận Hải, Sở quản lý và phân phối điện năng Thuận Hải cũng được tách ra thành Sở Điện lực Ninh Thuận và Sở Điện lực Bình Thuận.

Năm 1996, theo Quyết định số 237/ĐVN/TCCB-DL ngày 08/3/1996 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam về việc đổi tên các Sở Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực 2, đơn vị chính thức được mang tên Điện lực Bình Thuận.

Đến 14/4/2010 theo quyết định số 235/QĐ-EVN của tập đoàn Điện lực Việt Nam, Điện lực Bình Thuận chính thức đổi tên thành Cơng ty Điện lực Bình Thuận (PCBT) trực thuộc Tổng Cơng ty Điện lực Miền Nam (EVN SPC).

36 năm hình thành và phát triển, là một quá trình phấn đấu kiên trì và bên bỉ của tập thể nhân viên PCBT. Từ những ngày đầu thành lập, tiếp nhận hệ thống cơ sở vật chất nghèo nàn, bị tàn phá nhiều bởi chiến tranh: lưới điện nhỏ, chắp vá và bị xuống cấp; Tồn tỉnh chỉ có 9 phường nội thị và 4 thị trấn là có điện; Nguồn điện toàn bộ là diesel, máy phát điện chủ yếu là các máy thế hệ cũ do các nước tư bản sản xuất nên khơng có phụ tùng thay thế khi hư hỏng. Trong khi đó nhiệm vụ chính trị-xã hội lại nặng nề tạo áp lực lớn cho công tác sản xuất kinh doanh. Đến nay, PCBT có 132.412 khách hàng với sản lượng điện thương phẩm trong năm đạt: 809.552.982 kwh, doanh thu đạt 754,6 tỷ đồng, tỷ lệ điện dùng để phân phối điện là 7,44%; tổng số hộ có điện: 231.439/246.928 hộ chiếm 93,73%, trong đó số hộ nơng thơn có điện: 143.627/155.984 hộ chiếm tỷ lệ 92,08%. Với kết quả phấn đấu không ngừng trong thời gian qua, PCBT đã được các bộ ngành, địa phương, Chính phủ và Nhà nước ghi nhận và trao tặng nhiều phần thưởng cao quý cụ thể là:

o Huân chương Lao động III, II, I o Huân chương Chiến công hạng III

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty điện lực bình thuận , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)