Đánh giá sự phù hợp của các giải pháp với các tiêu chuẩn của COSO

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty điện lực bình thuận , luận văn thạc sĩ (Trang 92 - 93)

COSO

Dựa trên kết quả khảo sát hệ thống KSNB đối với hoạt động tại PCBT, trên đây là những giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả của hệ thống KSNB trong hoạt động tại Công ty. Các giải pháp được xây dựng trên nên tảng báo cáo COSO 1992 về lý thuyết KSNB với 5 thành phần cấu thành là mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, hệ thống thơng tin và truyền thơng, giám sát, đồng thời tích hợp các yếu tố của hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp theo COSO 2004.

Các giải pháp lấy yếu tố con người làm trọng tâm, khi báo cáo COSO cho rằng đây là nhân tố quan trọng chi phối hệ thống KSNB trong một tổ

chức. Các giải pháp có mối quan hệ bổ sung lẫn nhau, như mối quan hệ tương trợ giữa các thành phần của hệ thống KSNB. Ngoài ra, giải pháp đề xuất để khắc phục các tồn tại trong hệ thống KSNB phù hợp với đặc điểm của mỗi thành phần cấu thành nên hệ thống KSNB, cụ thể:

- Mơi trường kiểm sốt: nhằm tạo một sự thống nhất từ trên xuống về quan điểm giá trị đạo đức thông qua nguồn nhân lực có trình độ và cơ cấu tổ chức hữu hiệu trong Công ty, xây dựng ý thức quản lý rủi ro trong tồn Cơng ty.

- Đánh giá rủi ro: giúp Cơng ty chủ động trong nhận định, phân tích và đánh giá các rủi ro và cơ hội có thể xảy ra ảnh hưởng đến việc hoàn thành kế hoạch trên cơ sở xây dựng mục tiêu chiến lược, kế hoạch dài hạn, trung hạn và dài hạn.

- Hoạt động kiểm soát: là những ý kiến về thủ tục kiểm soát giúp phát hiện và ngăn chặn các rủi ro có thể xảy ra hữu hiệu hơn.

- Hệ thống thông tin và truyền thông: giúp công ty thiết lập sự truyền đạt, xử lý và thu thập những thơng tin chính xác, đáng tin cậy đối với các quyết định trong công việc đối lãnh đạo Công ty, cũng như với mỗi nhân viên.

- Giám sát: giúp lãnh đạo rà soát sự hữu hiệu và phù hợp của các hoạt động kiểm sốt đối với tình hình thực tế tại Cơng ty.

Như vậy, giải pháp đưa ra phù hợp với lý luận của báo cáo COSO 1992, đồng thời mở rộng trên cơ sở báo cáo COSO 2004, nhằm giảm những hạn chế về mặt lý thuyết của báo cáo COSO 1992.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty điện lực bình thuận , luận văn thạc sĩ (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)