Bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện các quy định:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại trong thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở việt nam (Trang 95 - 101)

3.2 Các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện hành lang pháplý

3.2.1.2 Bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện các quy định:

Cơng việc rà sốt các văn bản pháp luật do chắnh cơ quan ban hành phải thực hiện. Các cơ quan này phải tổ chức rà soát lại các quy định nào còn bất cập, bất hợp lý , trùng lặp, chồng chéo để bổ sung, chỉnh sửa , hoàn thiện.

Về phƣơng thức thực hiện, các cơ quan này phải thu thập thông tin phản hồi về quá trình thi hành các văn bản pháp luật từ các nhóm đối tƣợng nhƣ đã nêu trong tiểu mục 3.2.1.1 . Sau khi xem xét, đánh giá các thơng tin từ thực tiễn trên và có những kết luận, các cơ quan này phải lập chƣơng trình bổ sung, chỉnh sửa các quy định pháp luật còn khiếm khuyết. Nếu việc bổ sung, chỉnh sửa này có liên quan đến các cơ quan khác thì cần có kế hoạch phối hợp, xin ý kiến .

Các biện pháp thực hiện quá trình này cũng bao gồm : Tổ chức lấy ý kiến của các đối tƣợng ; Tổ chức các hội thảo để thu thập ý kiến đóng góp về các quy định của luật pháp; Đặt hàng cho các trƣờng Đại học, các Viện nghiên cứu... để có những cơng trình nghiên cứu, khảo sát đánh giá chắnh xác thiết thực về thực trạng của các quy định pháp luật hiện hành;Thƣờng xuyên cử cán tiếp xúc với các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn; Tuyên truyền dự thảo văn bản pháp luật để nhiều ngƣời biết đến và tham gia ý kiến; Tổ chức lấy ý kiến ở các NHTM là nơi áp dụng văn bản pháp luật trong tƣơng lai, đảm bảo tắnh khả thi của văn bản pháp luật.

Về điều kiện thực hiện giải pháp này: Đây là thời điểm mà quá nhiều văn bản pháp luật trong hành lang pháp lý cho hoạt động tắn dụng NHTM bộc lộ những bất cập nên cần thiết phải bổ sung, chỉnh sửa ngay. NHNN phải là cơ quan trung tâm đầu mối, phản ảnh, phối hợp với các cơ quan khác để lên kế hoạch bổ sung, chỉnh sửa. Kinh phắ thực hiện có thể từ kinh phắ hoạt động thƣờng xuyên của các cơ quan quản

lƣ nhà nƣớc. Riêng nhóm giải pháp này thì việc chỉnh sửa, hồn thiện đơn giản hơn nhóm giải pháp trên bởi lẽ đã rõ ràng về thẩm quyền.

Yêu cầu của giải pháp này là phải thực hiện nhanh, tránh trƣờng hợp các quy định pháp luật bất khả thi, bất hợp lý, chồng chéo, trùng lắp tồn tại một thời gian dài, gây bức xúc và khó khăn trong hoạt động tắn dụng của các NHTM. Việc thực hiện bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện các quy định chƣa hoàn thiện sẽ giúp quan hệ tắn dụng NHTM diễn ra trôi chảy hơn, giải quyết nợ xấu tốt hơn và sẽ thu hồi đƣợc vốn tiếp tục quá trình cho vay . Cụ thể :

- Chắnh phủ hoặc liên bộ cần phải ban hành bổ sung các quy định về xử lý tài sản bảo đảm cho riêng các TCTD . Trong các kinh nghiệm của thế giới, xử lý nợ xấu luôn đƣợc quan tâm hàng đầu, nếu các quy định về xử lý TSBĐ đƣợc ban hành bổ sung sẽ

giúp nền kinh tế nhanh chóng đánh tan Ợcục máu đôngỢ nợ xấu trong nền kinh tế.

Cần phải trao quyền cho các TCTD trong xử lý TSBĐ để thu hồi nợ xấu . Quan điểm này đang đƣợc thể hiện trong hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh việc xử lƣ tài sản bảo đảm tiền vay hiện nay nhƣng quy định cụ thể thì lại thiếu nên không mang tắnh khả thi trong thực tế. Đơn cử nhƣ Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chắnh phủ về giao dịch bảo đảm quy định rõ: Ngƣời xử lý tài sản bảo đảm (sau đây gọi chung là ngƣời xử lý tài sản) là bên nhận bảo đảm hoặc ngƣời đƣợc bên nhận bảo đảm ủy quyền, trừ trƣờng hợp các bên tham gia giao dịch bảo đảm có thỏa thuận khác. Ngƣời xử lý tài sản căn cứ nội dung đã đƣợc thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm để tiến hành xử lý tài sản bảo đảm mà khơng cần phải có văn bản ủy quyền xử lý tài sản của bên bảo đảm.

Việc xử lý tài sản của bên bảo lãnh theo quy định tại Điều 369 Bộ luật Dân sự cũng quy định nhƣ sau: Trong trƣờng hợp các bên có thỏa thuận về việc cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì tài sản cầm cố, thế chấp đƣợc xử lý theo quy định tại Chƣơng IV của Nghị định này.Trong trƣờng hợp ngƣợc lại thì bên bảo lãnh phải giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên nhận bảo lãnh xử lý theo yêu cầu của bên nhận bảo lãnh, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác. Nếu bên bảo lănh khơng giao tài sản th bên nhận bảo lănh có quyền khởi kiện theo quy định của

pháp luật. Nếu bên bảo lãnh khơng có tài sản để xử lý hoặc khoản tiền thu đƣợc từ việc xử lý tài sản khơng đủ thanh tốn nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh thì trong phạm vi nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải giao tài sản có đƣợc sau thời điểm xử lý cho mình để tiếp tục xử lý. Tuy nhięn, Nghị định số 11 là văn bản pháp luật về giao dịch bảo đảm nói chung chứ khơng phải riêng về bảo đảm tiền vay trong lĩnh vực tắn dụng. Do đó, cần kịp thời có văn bản hƣớng dẫn cụ thể hơn và riêng về xử lƣ tài sản bảo đảm tiền vay trong lĩnh vực tắn dụng ngân hàng để giúp cho các TCTD, các cơ quan Nhà nƣớc có cơ sở pháp lý và chủ động hơn trong việc áp dụng pháp luật có liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Để đạt đƣợc yêu cầu kinh tế, yêu cầu đảm bảo tắnh an toàn trong hoạt động của các TCTD thì việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay cần có những quy định riêng, trao những đặc quyền nhất định cho TCTD trong việc xử lý tài sản bảo đảm. Chỉ nên đƣa ra tịa khi xét thấy có những tranh chấp nhất định nhƣ bị lừa đảo chẳng hạn. Nên có quy định về các phiên tòa rút gọn , giảm bớt các thủ tục hòa giải , hỗn xử. Cịn nếu ngƣời thế chấp, bảo lãnh khơng khiếu nại, tố cáo gì thì cần giao tài sản đó cho các TCTD bán để thu hồi nợ .Việc bán đấu giá hay không, bán với giá nào , cao hơn hay thấp hơn giá trị đƣợc định giá lúc vay cũng nên đƣợc quy định. Nếu ngƣời bảo đảm tài sản không chịu giao tài sản bảo đảm cho TCTD thì tổ chức cƣỡng chế nhƣ thế nào, thành phần ra sao, cơ quan nào là cơ quan cƣỡng chế hoặc đầu mối thành lập hội đồng... Nếu khơng nhanh chóng ban hành bổ sung các quy định này, các chủ TSBĐ sẽ lợi dụng để chây ì, khơng giao tài sản để các cơ quan xử lý. Mặt khác , các TCTD khơng cịn tin tƣởng vào việc tố tụng vì thời gian dài, tốn kém mà hiệu quả xử lý nợ không cao. Các TCTD sẽ nhờ các lực lƣợng khác ngoài chắnh quyền để cƣỡng chế hoặc địi nợ thì xã hội sẽ rối loạn .

- Đối với doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp nợ lƣơng công nhân rồi bỏ trốn, Chắnh phủ cần ban hành các quy định bổ sung để các cơ quan chức năng cũng nhƣ ngân hàng khơng cịn lúng túng khi xử lý tài sản của doanh nghiệp để trả nợ cho ngân hàng cũng nhƣ giải quyết quyền lợi cho cơng nhân cịn bị nợ lƣơng và các quyền lợi khác . Quốc hội cũng cần ban hành bổ sung quy định về trƣờng hợp chủ doanh nghiệp khơng có mặt khi cơng ty lâm vào tình cảnh bị tuyên bố phá sản khi sửa đổi Luật phá

sản. Mặt khác cũng cần có các quy định chặt chẽ hơn để tránh hiện tƣợng các chủ doanh nghiệp lợi dụng nợ tiền lƣơng cơng nhân rồi bỏ trốn . Hoặc có các quy định chặt chẽ hơn đối với các NHTM khi cho vay đối với các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài.

- Chắnh phủ cần hợp nhất 3 hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân đƣợc quy định tại Hệ thống ngành kinh tế quốc dân theo QĐ số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23-1-2007 của Thủ tƣớng chắnh phủ; Quyết định số 143/TCTK-PPCĐ ngày 22-12-1993 của Tổng cục trƣởng Tổng cục Thống kê về việc ban hành Hệ thống ngành kinh tế cấp II, III

và cấp IV và TT liên tịch Số 07/2001/TTLT/BKH-TCTK ngày 01 tháng 11 năm

2001của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và Tổng Cục Thống kê thành một hệ thống duy nhất. Hệ thống này có thể cập nhật theo định kỳ và chỉ nên có tác dụng làm căn cứ để thống kê các chỉ tiêu theo ngành kinh tế đồng bộ với giải pháp chỉnh sửa Luật Doanh nghiệp dƣới đây. Có nhƣ vậy mới tránh sự rối rắm trong việc thẩm định việc sử dụng vốn vay có hợp pháp hay khơng .

- Quốc hội cần sửa Luật doanh nghiệp theo hƣớng không phải đăng ký trƣớc ngành nghề để ghi trong giấy đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp đƣợc kinh doanh các ngành nghề mà luật, pháp lệnh, nghị định không cấm. Hiện nay, ở nƣớc ta, muốn kinh doanh ngành nghề gì phải đăng ký. Cho dù ngành nghề đó pháp luật khơng cấm, nhƣng kinh doanh ngoài giấy phép kinh doanh là phi pháp. Nhiều khi chớp đƣợc cơ hội kinh doanh, doanh nhân lại phải chờ xin điều chỉnh giấy đăng ký kinh doanh, xong thì có thể cơ hội đã qua. Ngƣời dân phải đƣợc quyền kinh doanh tất cả những gì mà pháp luật khơng cấm, chứ khơng chỉ trong những lĩnh vực giấy phép nêu. Điều này tạo tắnh linh hoạt cho doanh nhân, giảm đƣợc nhiều chi phắ về đăng ký bổ sung, giảm đƣợc chi phắ giao dịch và rủi ro. Giải pháp là sửa đổi khoản 1 điều 9 Luật doanh nghiệp 2005 theo hƣớng doanh nghiệp đƣợc phép kinh doanh tất cả các ngành nghề mà luật pháp không cấm chứ không nhất thiết phải hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Việc này cũng tránh sự rối rắm trong việc thẩm định việc sử dụng vốn vay có hợp pháp hay khơng .

- NHNN cần ban hành thông tƣ sửa đổi hoặc thay thế quy chế cho vay theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN. Đây là văn bản quy phạm pháp luật trung tâm trong hành lang

pháp lý cho tắn dụng NHTM do đó việc sửa đổi văn bản này cần phải đồng bộ cùng với các quy định khác của pháp luật. Về việc này, NHNN Việt Nam đã ban hành cơng văn 3947/NHNN-CSTT ngày 20/5/2011 về đánh giá tình hình thực hiện quy chế cho vay 1627 nhƣng đã gần 3 năm trôi qua mà vẫn chƣa thấy động thái nào của NHNN đối với quy chế cho vay 1627/2001/QĐ-NHNN. Ngoài việc ban hành các quy định về đảo nợ đã nêu trong phần 3.2.1 chƣơng này, các điểm sửa đổi cần tập trung các điểm sau đây:

Về điều kiện cho vay, khách hàng cam kết sử dụng đúng mục đắch và hợp pháp Ngân hàng không cần phải căn cứ vào các ngành nghề kinh doanh để xem thử mục đắch cho vay cho vay hợp pháp hay không mà khách hàng cam kết và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về việc sử dụng vốn vay đúng mục đắch và hợp pháp.

Về việc kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ, cần loại trừ trách nhiệm kiểm tra, giám sát của ngân hàng đối với các phƣơng thức cho vay mà ngân hàng gần nhƣ không thể kiểm tra giám sát đƣợc việc sử dụng vốn vay.

Về những quy định đã lạc hậu nếu đối chiếu giữa Quy chế cho vay theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN và Luật các TCTD 2010 th NHNN nên cập nhật vào quy chế cho vay mới .

- NHNN cần sửa đổi một số điểm chƣa phù hợp đối với TT 09/2012/TT-NHNN về việc giải ngân bằng tiền mặt. Việc hạn chế giải ngân bằng tiền mặt là việc phù hợp với đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt của NHNN. Các NH cũng ý thức đƣợc điều này và không muốn giải ngân bằng tiền mặt nhƣng phải nhìn vào thực tế đời sống ngƣời dân, chứ nếu quy định q cứng nhắc thì khơng thể đi vào đời sống mà ngƣợc lại còn sinh ra thêm nhiều thủ tục. Nhiều NH đã lách bằng cách giải ngân mỗi lần 99 triệu cho nhu cầu xây, sửa nhà hoặc bắt buộc ngýời vay vốn ký cam kết là ngƣời hƣởng thụ tiền vay khơng có tài khoản tại bất kỳ ngân hàng nào.Trƣớc tiên là tạo ý thức, khi ngƣời dân quen dần thì các đơn vị bán hàng sẽ buộc phải nhận các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt (Báo Tuổi trẻ 24/11/2013). Do đó, kiến nghị NH Nhà nƣớc nên có những quy định riêng với các khoản vay tiêu dùng phục vụ đời sống mà cụ thể là vay xây, sửa nhà chứ nếu áp dụng chung một quy chế với các khoản vay khác nhau nhƣ hiện nay thì khơng phù hợp.

- Quốc hội nên có kế hoạch khắc phục sự chồng chéo giữa Luật Nhà ở và Luật dân sự nhƣ đã nêu tại phần 2.2.3 chƣơng II : Luật Nhà ở quy định: Quyền sở hữu nhà đƣợc chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hợp đồng mua bán đƣợc công chứng. Bộ luật Dân sự thì việc chuyển quyền sở hữu bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu. Giải pháp là nên sửa đổi Luật nhà ở cho phù hợp với quy định tai Bộ luật dân sự vì nhà ở là bất động sản nên bắt buộc phải đăng ký chủ sở hữu , việc xác lập quyền sở hữu bất động sản chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu. Đối với điều 114 Luật nhà ở 2005 Ộchủ sở hữu nhà ở đƣợc thế chấp nhà ở để đảm bảo thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ nếu giá trị nhà ở đó lớn hơn tổng giá trị

các nghĩa vụ nhƣng chỉ đƣợc thế chấp ở tại một tổ chức tắn dụngỢ nên hủy bỏ điều

này để đồng bộ với các quy định tại điều 164 Bộ luật Dân sự ỘChủ sở hữu là cá nhân có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sảnỢ vì Bộ luật Dân sự là luật gốc, là nền tảng cho các luật khác .Việc hủy bỏ quy định này cũng phù hợp với khoản 7 Điều 113 Luật Đất đai 2003 Ộ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất khơng phải là đất thuê đƣợc thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tắn dụng đƣợc phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế hoặc cá nhânỢ, khắc phục hiện tƣợng một điều luật hai cách hiểu nhƣ đã nêu ở mục 1.2 chƣơng 2.

- Về quy định thế nào là DN vừa và nhỏ theo quy định tại khoản 1 điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chắnh phủ, Chắnh phủ nên bỏ cụm từ Ộ(tổng nguồn vốn là

tiêu chắ ƣu tiên)Ợ vì hiện nay , trong chắnh sách lãi suất, NHNN vẫn quy định trần lãi

suất cho vay đối với các lĩnh vực nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và doanh nghiệp nhỏ và vừa, nếu không sửa đổi điều này, mỗi NHTM lại đƣa ra các tiêu chắ khác nhau về vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, làm chắnh sách ƣu đãi lãi suất mỗi NHTM vận dụng mỗi kiểu khác nhau.

- Đối với nhóm khách hàng có liên quan, NHNN nên có quy định các NHTM phải xây dựng đƣợc các chƣơng trình điện tốn để nhận diện và phát hiện ra nhóm các khách hàng có liên quan chứ khơng thể dựa váo nhận biết của cán bộ tắn dụng bởi các cá nhân , tổ chức kinh tế của nhóm khách hàng có liên quan có thể có mối quan hệ vay mƣợn ở nhiều chi nhánh trong cùng một ngân hàng. Chỉ có những chƣơng trình

điện tốn mới phát hiện ra dựa vào một cơ sở dữ liệu đƣợc lƣu trữ với đầy đủ thông tin cần thiết.

3.2.2 Nhóm kiến nghị đối với các cơ quan có thẩm quyền về quá trình xây dựng hành lang pháp lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại trong thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở việt nam (Trang 95 - 101)