Tình hình phát triển:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện công tác tổ chức sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bạc liêu (Trang 39)

2.1. Tổng quan về các Doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Bạc Liêu:

2.1.1. Tình hình phát triển:

Bạc Liêu là một tỉnh thuộc duyên hải vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trên bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam của Việt Nam

Tính đến thời điểm hiện tại, Tỉnh Bạc Liêu đã trải qua biết bao lần giải thể và sáp nhập. Lần gần nhất là giải thể và sáp nhập vào tỉnh Minh Hải sau ngày 30 tháng 04 năm 1975. Cho đến 06 tháng 11 năm 1996, tỉnh Bạc Liêu mới được tái lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 1997. Kể từ thời điểm đó, tỉnh Bạc Liêu nói chung, cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh nói riêng đã có những bước tiến dài đáng ghi nhận.

Về số lượng, tính đến cuối năm 2013, tồn tỉnh có 950 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, có giảm 21 doanh nghiệp so với năm 2012. Trong cơ cấu doanh nghiệp theo loại hình, doanh nghiệp ngồi nhà nước vẫn có tỷ trọng lớn hơn rất nhiều (938/950) so với Doanh nghiệp Nhà nước và Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Trong 5 năm gần đây nhất, số lượng doanh nghiệp ngoài Nhà nước luôn chiếm tỷ trọng ở mức trên 97%. Đây có thể nói là thành quả đạt được sau Nghị quyết 14-NQ/TW được ban hành vào ngày 18/03/2002 về việc tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân.

Về quy mô, bức tranh tổng thể doanh nghiệp thời điểm hiện tại cũng khác trước rất nhiều. Nếu như trước đây hầu như các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo kiểu tự phát, số vốn được đầu tư cầm chừng thì giờ đây, do sự chuyển dịch cơ cấu ngành và đòi hỏi của thị trường, các doanh nghiệp được đầu tư kỹ càng và bài bản hơn cả về vốn lẫn mơ hình hoạt động.

2009 2010 2011 2012 2013

Vốn sản xuất kinh doanh bình quân

3.711.423 3.259.299 5.456.476 8.994.317 9.572.141

Giá trị tài sản cố định 1.374.654 1.445.696 2.259.065 3.214.778 3.016.143

Nhìn vào bảng 2.1, ta thấy số vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tăng đều đặng qua các năm, tính đến năm 2013, con số này là 9.572.141 triệu đồng tăng hơn 2,5 lần so với năm 2009. Điều này cho thấy quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng được mở rộng. Tính riêng trong năm 2013, có 197 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 43,79% so với năm 2012 với số vốn đăng ký

872.010 triệu đồng. Với tổng số vốn đăng ký 872.010 triệu đồng trong năm 2013, số

vốn trung bình mỗi doanh nghiệp đăng ký là hơn 4.400 triệu đồng. Cùng với sự tăng lên của nguồn vốn sản xuất kinh doanh là sự gia tăng trong giá trị tài sản cố định tại các doanh nghiệp, con số này ở năm 2013 là 3.016.143 triệu đồng (Bảng 2.1). Khi

thị trường ngày càng khó tính, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt, việc đầu tư tài sản cố định, máy móc thiết bị, dây chuyền cơng nghệ hiện đại là yêu cầu tất yếu. Một số công ty được đầu tư với số vốn lớn và dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại như Cơng ty Cổ phần Bia Sài Gịn chi nhánh Bạc Liêu

Đvt: triệu đồng

Bảng 2.1: Giá trị tài sản cố định của các doanh nghiệp qua các năm

(vốn đầu tư ban đầu 200 tỷ, công suất 30 triệu lít/năm, nay tiếp tục đầu tư và thành công trong việc nâng cơng suất lên 50 triệu lít/năm) hay Cơng ty Cổ phần Bao bì Dầu khí tiếp tục đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất, đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Do được đầu tư bài bản cũng như những cải tiến mạnh mẽ trong mơ hình hoạt động sản xuất kinh doanh mà từ năm 2009 đến năm 2013, giá trị sản xuất (tính theo giá hiện hành) tăng hơn 2 lần, từ 33.759.439 triệu đồng vào năm 2009 lên đến 72.726.469 triệu đồng trong năm 2013. Trong đó khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 34.978.313 triệu đồng, cơng nghiệp và xây dựng góp 23.347.635 triệu đồng và số cịn lại là của khu vực dịch vụ. Do điều kiện tự nhiên, Bạc Liêu trước giờ luôn xác định nông nghiệp là hướng phát triển kinh tế chủ đạo, bởi thế giá trị sản xuất nơng nghiệp ln đóng góp một phần rất lớn. Nhưng trong vài năm trở lại đây, theo xu hướng chung của cả nước, lấy cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa làm đầu trong cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước, cơ cấu sản xuất khu vực nông nghiệp có xu hướng giảm nhẹ, từ 52,98% vào năm 2009 xuống còn 48,10% vào năm 2013, trong khi khu vực công nghiệp và dịch vụ dần có sự cải thiện (Bảng 2.2)

Nơng, Lâm, Thủy sản Công nghiệp và Xây

dựng Dịch vụ

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

2009 17.884.620 52,98 10.094.065 29,90 5.780.754 17,12

2013 34.978.313 48,10 23.347.635 32,10 14.400.521 19,80

Cũng cần nhấn mạnh một vấn đề là trong 72.726.469 triệu đồng giá trị sản xuất được tạo ra trong năm 2013 thì có đến 61.068.416 triệu đồng được khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước tạo ra, chiếm 83,97% trong tổng giá trị sản xuất, một con số ấn tượng trong một nền kinh tế mà kinh tế tư nhân mới được khuyến khích phát triển trong 10 năm trở lại đây.

Đvt: triệu đồng

Bảng 2.2: Giá trị và cơ cấu sản xuất theo khu vực kinh tế

2.1.2. Sơ lược vấn đề tin học hóa cơng tác kế tốn tại các doanh nghiệp:

Về vấn đề tin học hóa trong tổ chức cơng tác kế tốn. Việc ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn đầu phát triển kể từ khi tái lập tỉnh là khá chậm chạp, đây là vấn đề chung của hầu hết các doanh nghiệp ở nước ta ở thời kỳ mà người ta bắt đầu sử dụng công nghệ thông tin thay cho con người làm cơng tác kế tốn, đặc biệt là với số lượng lớn các doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ tại Tỉnh Bạc Liêu thì càng có nhiều vấn đề đáng nói hơn. Nguyên nhân của việc này chủ yếu là do vấn đề về tâm lý, một số doanh nghiệp cho rằng việc ứng dụng tin học vào cơng tác kế tốn thì chi phí đầu tư sẽ rất cao, hay việc ứng dụng này địi hỏi phải có một phần mềm riêng được thiết kế riêng cho doanh nghiệp và phải có một hệ thống máy tính đồ sộ mới đáp ứng được phần mềm này. Chính tâm lý này dẫn đến hệ quả là doanh nghiệp khơng ứng dụng tối ưu việc tin học hóa cơng tác kế tốn. Theo số liệu thống kê vào năm 2005 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu, số doanh nghiệp tin học hóa cơng tác kế tốn chưa đến 50%. Đối với các doanh nghiệp đã sử dụng máy vi tính để làm cơng tác kế tốn thì phạm vi và việc phát huy tính năng tác dụng của máy cũng như trình độ ứng dụng máy vào cơng tác kế tốn rất khác nhau, có đơn vị dùng máy vi tính chỉ để phục vụ cho công tác soạn thảo các loại văn bản, công tác văn phịng hay có đơn vị chỉ ứng dụng riêng lẻ các loại công việc như: quản lý vật tư, tài liệu, lao động và tiền lương… Nhìn chung cơng việc kế toán vừa thực hiện bằng máy, vừa làm bằng thủ công.

Nhưng với việc được đầu tư bài bản trong những năm gần đây cộng với việc phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thơng tin thì các doanh nghiệp tại Bạc Liêu đã ứng dụng các thành tựu này trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đặc biệt là việc tin học hóa cơng tác kế tốn. Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bạc Liêu, trong quá trình khảo sát 300 doanh nghiệp thành lập gần đây nhất trong năm 2013, kết quả cho thấy 300/300 doanh nghiệp (tỷ lệ 100%) có sử dụng các thiết bị tin học trong quá trình quản lý và làm công tác kế tốn tại doanh nghiệp. Trong đó thiết bị được sử dụng nhiều nhất là máy tính để bàn và máy in. Ngồi ra, kết quả trong cuộc khảo sát còn cho thấy 152/300

(51%) doanh nghiệp có lắp đặt mạng internet, kết nối mạng nội bộ giữa các máy tính ở các bộ phận; và 150/300 (50%) doanh nghiệp có sử dụng các phần mềm chuyên dụng trong công tác quản lý và kế tốn, các doanh nghiệp cịn lại hầu như chỉ sử dụng các ứng dụng cơ bản như Word, Excel hay Access để phục vụ cho công tác quản lý và làm kế toán. Điều này cho ta thấy rằng, các doanh nghiệp mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của việc tin học hóa trong khâu quản lý và cơng tác kế tốn nhưng do quy mơ và nhu cầu sử dụng còn hạn chế cho nên việc số lượng các doanh nghiệp tổ chức sử dụng các phần mềm chuyên dụng chỉ đạt ở mức trung bình.

2.2. Một số quy định của pháp luật về việc ứng dụng công nghệ thơng tin vào cơng tác kế tốn tại Việt Nam: cơng tác kế tốn tại Việt Nam:

Quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 20/03/2006 về chế độ sổ kế tốn có ghi một số quy định như sau:

- Khoản 7.2, Mục I, Phần IV:

 Trường hợp phát hiện sai sót trước khi báo cáo tài chính năm nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế tốn của năm đó trên máy vi tính;

 Trường hợp phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót trên máy vi tính và ghi chú vào dịng cuối của sổ kế tốn năm có sai sót;

 Các trường hợp sửa chữa khi ghi sổ kế tốn bằng máy vi tính đều được thực hiện theo “Phương pháp ghi số âm” hoặc “Phương pháp ghi bổ sung”.

- Khoản 5.1, Mục II, Phần IV:

 Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế tốn (Nhật ký chung; Nhật ký – Sổ Cái; Chứng từ ghi sổ; Nhật ký – Chứng từ) hoặc kết hợp giữa các hình thức theo quy định.

 Phần mềm kế tốn khơng hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.

 Phần mềm kế tốn được thiết kế theo Hình thức kế tốn nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế tốn đó nhưng khơng hồn tồn giống mẫu sổ kế tốn ghi bằng tay.

- Khoản 5.2, Mục II, Phần IV:

 Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.

 Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế tốn thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và ln đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế tốn có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.

 Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.

Nhận xét: Những quy định trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để làm cơng tác kế tốn là cơ sở để các doanh nghiệp nắm bắt và thực hiện. Nhưng có vẻ như những quy định trên chỉ xoay quanh hai vấn đề in sổ và sửa chữa sổ kế tốn. Ngồi ra, Trần Phước cịn cho rằng có những quan điểm chưa thật sự rõ ràng, có sự mâu thuẩn giữa các quy định. Ơng cho rằng việc cho phép “kết hợp giữa các hình thức” khi làm kế toán trên phần mềm sẽ gây ra khó khăn trong vấn đề thống nhất các mẫu sổ sách kế tốn (Trần Phước, 2007). Tóm lại, việc cơ giới hóa cơng tác kế tốn trong những năm gần đây tạo điều kiện thúc đẩy phát triển một nền kế tốn tiên tiến, đồng thời đẩy nhanh q trình lưu chuyển thông tin và bảo quản thông tin. Tuy nhiên các quy định tại nước ta trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cơng tác kế tốn lại chưa đầy đủ, có khi lại mâu thuẩn, cho nên trong thời gian tới, các Bộ ngành có liên quan cần có những quy định chặt chẽ hơn, linh hoạt hơn nhưng vẫn đảm bảo sự thống nhất trong việc cơ giới hóa cơng tác kế tốn tại doanh nghiệp.

2.3. Tổng quan về các phần mềm kế toán đang được sử dụng tại Việt Nam:

Hiên nay, rất khó để thống kê số lượng thực tế của phần mềm kế toán đang tồn tại trên thị trường Việt Nam, vì số lượng phần mềm mới được các nhà cung cấp phần mềm sản xuất liên tục để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp trong nước, có khi một nhà cung cấp sản xuất nhiều gói phần mềm khác nhau. Nhìn từ góc độ theo nguồn gốc xuất xứ của phần mềm, chúng ta có thể chia ra 3 loại phần mềm. Đó là phần mềm kế tốn nước ngồi như SUNSYSTEM, SOLOMON, NAVISON…; Phần mềm trong nước như MISA, FAST ACCOUNTING, BRAVO…; và phần mềm nước ngồi được Việt hóa như 1C: Kế toán 8. Chúng ta sẽ lần lượt đi qua ưu và nhược điểm của mỗi loại để có cái nhìn tổng qt hơn.

Phần mềm kế tốn nước ngồi:

- Ưu điểm: Có tính chun nghiệp cao, được xây dựng dựa trên các công cụ phát triển hiện đại theo các quy trình sản xuất cơng nghiệp, các tính năng về quản

Peachtree có thể kết hợp với Crystal Report để lập ra các báo riêng, phục vụ nhu cầu đa dạng của các nhà quản lý doanh nghiệp). Điều này có thể giải thích là do ở các nước phát triển quy trình quản lý chặt chẽ và yêu cầu của người dùng cuối rất cao nên các phần mềm phải đáp ứng các điều kiện khắt khe.

- Nhược điểm: Điều đầu tiên phải nhắc đến là chi phí cao so với khả năng của các doanh nghiệp Việt Nam, do đó thường doanh nghiệp chỉ mua một vài phân hệ (Module) chứ khơng mua tồn bộ phần mềm. Kế tiếp, các phần mềm này không tương thích hồn tồn với chế độ kế tốn Việt Nam, gây cản trở trong việc tuân thủ các luật lệ quy định tại Việt Nam. Ngoài ra, vấn đề giao diện và tài liệu hướng dẫn cũng là một điểm khó khăn, tất cả đều sử dụng bằng tiếng Anh, tạo ra một rào cản trong việc tự khai thác của các nhân viên kế tốn, chính điều này kéo theo việc doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản phí để đào tạo nhân viên. Cuối cùng là vấn đề bảo trì và hỗ trợ kỹ thuật khơng thuận lợi, gây ra khó khăn cho doanh nghiệp khi có vấn đề xảy ra.

Phần mềm kế toán trong nước:

- Ưu điểm: Giá cả phù hợp với khả năng của các doanh nghiệp trong nước. Các phần mềm sản xuất trong nước được trang bị bằng ngôn ngữ tiếng Việt, việc này tạo ra thuận lợi cho quá trình khai thác và sử dụng của các nhân viên kế toán. Thêm nữa, phần mềm kế toán trong nước phù hợp với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành của Việt nam, cho nên vấn đề tuân thủ luật định được đảm bảo, việc cập nhật khi có các quy định mới cũng được tiến hành nhanh hơn. Cuối cùng, không gặp trở ngại trong khoảng cách địa lý nên vấn đề bảo hành, bảo trì, hỗ trợ kỹ thuật ln ln dễ dàng hơn các phần mềm nước ngồi.

- Nhược điểm: Nhiều phần mềm thiết kế khơng chặt chẽ, khả năng tự động hóa thấp, khơng mang tính chun nghiệp. Đơn giản là ưu điểm nhưng có khi lại là

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện công tác tổ chức sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bạc liêu (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)