cơng tác kế tốn tại Việt Nam:
Quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 20/03/2006 về chế độ sổ kế tốn có ghi một số quy định như sau:
- Khoản 7.2, Mục I, Phần IV:
Trường hợp phát hiện sai sót trước khi báo cáo tài chính năm nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế tốn của năm đó trên máy vi tính;
Trường hợp phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót trên máy vi tính và ghi chú vào dịng cuối của sổ kế tốn năm có sai sót;
Các trường hợp sửa chữa khi ghi sổ kế tốn bằng máy vi tính đều được thực hiện theo “Phương pháp ghi số âm” hoặc “Phương pháp ghi bổ sung”.
- Khoản 5.1, Mục II, Phần IV:
Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế tốn (Nhật ký chung; Nhật ký – Sổ Cái; Chứng từ ghi sổ; Nhật ký – Chứng từ) hoặc kết hợp giữa các hình thức theo quy định.
Phần mềm kế tốn khơng hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.
Phần mềm kế tốn được thiết kế theo Hình thức kế tốn nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế tốn đó nhưng khơng hồn tồn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.
- Khoản 5.2, Mục II, Phần IV:
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và ln đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế tốn có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế tốn chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
Nhận xét: Những quy định trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để làm cơng tác kế tốn là cơ sở để các doanh nghiệp nắm bắt và thực hiện. Nhưng có vẻ như những quy định trên chỉ xoay quanh hai vấn đề in sổ và sửa chữa sổ kế tốn. Ngồi ra, Trần Phước cịn cho rằng có những quan điểm chưa thật sự rõ ràng, có sự mâu thuẩn giữa các quy định. Ông cho rằng việc cho phép “kết hợp giữa các hình thức” khi làm kế tốn trên phần mềm sẽ gây ra khó khăn trong vấn đề thống nhất các mẫu sổ sách kế tốn (Trần Phước, 2007). Tóm lại, việc cơ giới hóa cơng tác kế tốn trong những năm gần đây tạo điều kiện thúc đẩy phát triển một nền kế tốn tiên tiến, đồng thời đẩy nhanh q trình lưu chuyển thông tin và bảo quản thông tin. Tuy nhiên các quy định tại nước ta trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cơng tác kế tốn lại chưa đầy đủ, có khi lại mâu thuẩn, cho nên trong thời gian tới, các Bộ ngành có liên quan cần có những quy định chặt chẽ hơn, linh hoạt hơn nhưng vẫn đảm bảo sự thống nhất trong việc cơ giới hóa cơng tác kế tốn tại doanh nghiệp.