Tổng quan về các phần mềm kế toán đang được sử dụng tại Việt Nam:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện công tác tổ chức sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bạc liêu (Trang 45 - 48)

Hiên nay, rất khó để thống kê số lượng thực tế của phần mềm kế toán đang tồn tại trên thị trường Việt Nam, vì số lượng phần mềm mới được các nhà cung cấp phần mềm sản xuất liên tục để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp trong nước, có khi một nhà cung cấp sản xuất nhiều gói phần mềm khác nhau. Nhìn từ góc độ theo nguồn gốc xuất xứ của phần mềm, chúng ta có thể chia ra 3 loại phần mềm. Đó là phần mềm kế toán nước ngoài như SUNSYSTEM, SOLOMON, NAVISON…; Phần mềm trong nước như MISA, FAST ACCOUNTING, BRAVO…; và phần mềm nước ngồi được Việt hóa như 1C: Kế tốn 8. Chúng ta sẽ lần lượt đi qua ưu và nhược điểm của mỗi loại để có cái nhìn tổng qt hơn.

Phần mềm kế tốn nước ngồi:

- Ưu điểm: Có tính chun nghiệp cao, được xây dựng dựa trên các công cụ phát triển hiện đại theo các quy trình sản xuất cơng nghiệp, các tính năng về quản

Peachtree có thể kết hợp với Crystal Report để lập ra các báo riêng, phục vụ nhu cầu đa dạng của các nhà quản lý doanh nghiệp). Điều này có thể giải thích là do ở các nước phát triển quy trình quản lý chặt chẽ và yêu cầu của người dùng cuối rất cao nên các phần mềm phải đáp ứng các điều kiện khắt khe.

- Nhược điểm: Điều đầu tiên phải nhắc đến là chi phí cao so với khả năng của các doanh nghiệp Việt Nam, do đó thường doanh nghiệp chỉ mua một vài phân hệ (Module) chứ khơng mua tồn bộ phần mềm. Kế tiếp, các phần mềm này khơng tương thích hồn tồn với chế độ kế tốn Việt Nam, gây cản trở trong việc tuân thủ các luật lệ quy định tại Việt Nam. Ngoài ra, vấn đề giao diện và tài liệu hướng dẫn cũng là một điểm khó khăn, tất cả đều sử dụng bằng tiếng Anh, tạo ra một rào cản trong việc tự khai thác của các nhân viên kế tốn, chính điều này kéo theo việc doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản phí để đào tạo nhân viên. Cuối cùng là vấn đề bảo trì và hỗ trợ kỹ thuật khơng thuận lợi, gây ra khó khăn cho doanh nghiệp khi có vấn đề xảy ra.

Phần mềm kế toán trong nước:

- Ưu điểm: Giá cả phù hợp với khả năng của các doanh nghiệp trong nước. Các phần mềm sản xuất trong nước được trang bị bằng ngôn ngữ tiếng Việt, việc này tạo ra thuận lợi cho quá trình khai thác và sử dụng của các nhân viên kế toán. Thêm nữa, phần mềm kế toán trong nước phù hợp với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành của Việt nam, cho nên vấn đề tuân thủ luật định được đảm bảo, việc cập nhật khi có các quy định mới cũng được tiến hành nhanh hơn. Cuối cùng, không gặp trở ngại trong khoảng cách địa lý nên vấn đề bảo hành, bảo trì, hỗ trợ kỹ thuật luôn luôn dễ dàng hơn các phần mềm nước ngoài.

- Nhược điểm: Nhiều phần mềm thiết kế không chặt chẽ, khả năng tự động hóa thấp, khơng mang tính chun nghiệp. Đơn giản là ưu điểm nhưng có khi lại là nhược điểm của các phần mềm nội. Do quá đơn giản nên trong quy trình thường có nhiều kẽ hở dễ xảy ra sai sót và gian lận. Hệ thống báo cáo chủ yếu là các báo cáo

tài chính mà rất ít các báo cáo quản trị, hơn nữa các báo cáo này thường là cố định, không linh hoạt theo chỉnh sửa của người dùng. Đặc biệt, tính bảo mật thì khó có thể sánh bằng các phần mềm nước ngồi.

Phần mềm nước ngồi được Việt hóa:

- Ưu điểm: Bao gồm các tính năng giống với các phần mềm nước ngoài như cấu trúc chặt chẽ, chuyên nghiệp, độ ổn định và tính bảo mật cao… Đồng thời cũng kết hợp với một số ưu điểm của phần mềm trong nước như giá cả khá phù hợp, thiết kế theo chế độ kế toán Việt Nam, hệ thống báo cáo tài chính và quản trị khá mạnh với nhiều tiêu thức lựa chọn.

- Nhược điểm: Tuân theo các quy trình chuẩn quốc tế nên khá khó khăn trong việc áp dụng vào các doanh nghiệp khơng có mơ hình quản lý chặt chẽ, nếu người dùng đã quá quen với các quy trình hạch tốn tay sẽ khó trong việc chuyển qua tiếp nhận với một quy trình chuẩn. Hay việc có nhiều thuật ngữ nước ngoài nên người sử dụng thường không hiểu được ngay ý nghĩa trong giai đoạn đầu tiếp cận.

Nói tóm lại, thị trường phần mềm kế tốn tại Việt Nam hiện tại rất đa dạng, hầu như có thể đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Tất nhiên sẽ khơng bao giờ có phần mềm nào gọi là tốt nhất cho doanh nghiệp mà chỉ có phần mềm phù hợp nhất mà thơi. Có nghĩa là, trước khi lựa chọn sử dụng phần mềm nào, doanh nghiệp cần phải có những tiêu thức hay những quy trình cụ thể trong việc đánh giá, sàng lọc, đảm bảo phần mềm được chọn phải là phần mềm hiệu quả nhất, đảm bảo làm sao phù hợp với quy mô và đặc điểm kinh doanh, đáp ứng mọi yêu cầu quản lý. Và trong thực tế, việc chọn phần mềm nào để sử dụng không bao giờ là điều dễ dàng. Tình hình cụ thể tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu và đánh giá ở phần sau.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện công tác tổ chức sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bạc liêu (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)