Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 35)

- Phân bổ chi phí khơng phù hợp: Thời gian phân bổ chi phí thường được kéo

1.4.3.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

Theo ISA 300, khi bắt đầu cuộc kiểm toán, KTV phải lập kế hoạch kiểm toán để

đảm bảo cuộc kiểm tốn được hiệu quả và thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các

khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề

tiềm ẩn; và đảm bảo cuộc kiểm tốn được hồn thành đúng thời hạn. Kế hoạch kiểm

tốn trợ giúp KTV phân cơng cơng việc cho trợ lý kiểm toán và phối hợp với KTV và chuyên gia khác về cơng việc kiểm tốn. Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải hiểu biết về hoạt động của đơn vị được kiểm toán để nhận biết được các sự kiện, nghiệp vụ, có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC.

Khi lập kế hoạch kiểm tốn, KTV và cơng ty kiểm toán phải đánh giá rủi ro về những gian lận và sai sót có thể có, làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, từ đó xây

dựng kế hoạch kiểm toán phù hợp.

Kế hoạch kiểm tốn phù hợp khi KTV có hiểu biết đầy đủ về hoạt động của đơn vị để xác định và hiểu được các sự kiện, nghiệp vụ và cách làm việc của đơn vị, mà

theo đánh giá của KTV, các hoạt động này có thể có một tác động lớn đến BCTC, đến việc kiểm tra của KTV hoặc đến báo cáo kiểm tốn.

Ngồi ra, ISA 315 về “Hiểu biết về công ty khách hàng và đánh giá các rủi ro trọng yếu” có nêu rõ KTV phải có một hiểu biết nhất định về cơng ty khách hàng và

mơi trường hoạt động của nó trong đó có cả mơi trường kiểm sốt nội bộ. Những hiểu biết này đủ để KTV đánh giả rủi ro có gian lận trọng yếu trên BCTC, đủ để thiết kế và thực hiện một cuộc kiểm toán hiệu quả. ISA 315 đề nghị một số phương pháp giúp KTV thu thập được các hiểu biết nhằm phát hiện những sai sót và gian lận trọng yếu, bao gồm:

- Phỏng vấn các thành viên của Ban giám đốc; - Thực hiện thủ tục phân tích;

- Quan sát và điều tra;

- Thảo luận nhóm về khả năng có gian lận và sai sót trên BCTC; - Những hiểu biết trước đó về cơng ty khách hàng.

ISA 315 cũng yêu cầu KTV cần có những hiểu biết nhất định về: - Lĩnh vực hoạt động chính;

- Ngành nghề hoạt động và các nhân tố tác động bên ngoài; - Mục tiêu, chiến lược và những rủi ro kinh doanh;

- Đánh giá và xem xét các hiệu quả hoạt động của công ty; - Hệ thống kiểm sốt nội bộ.

Thêm vào đó, ISA 330 cịn u cầu KTV phải tìm hiểu về hệ thống kiểm sốt nội bộ của cơng ty khách hàng và ln duy trì tính hồi nghi nghề nghiệp trong suốt cuộc kiểm tốn thơng qua 2 cách tiếp cận nhằm đối phó với rủi ro xảy ra gian lận trên BCTC, tiếp cận tổng thể và tiếp cận chi tiết.

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm tốn, thủ tục phân tích được áp dụng theo chuẩn mực VSA 520 giúp KTV có những hiểu biết sơ bộ về khách hàng, khoanh vùng rủi ro và xác định các thủ tục kiểm toán sẽ thực hiện để phát hiện ra các gian lận. Việc phân tích các chỉ số trong giai đoạn này có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong việc tìm ra các biến động bất thường để tiến hành điều tra sau này.

Theo ISA 240 năm 2010, KTV được yêu cầu phải xác định các tiếp cận nhằm phát hiện rủi ro xảy ra gian lận làm sai phạm trọng yếu ở mức độ tổng thể BCTC. Khi

xác định cách tiếp cận ở mức độ tổng thể BCTC, KTV sẽ đánh giá rủi ro liên quan đến gian lận, và đánh giá xem liệu việc lựa chọn và áp dụng chính sách kế tốn của doanh nghiệp, đặc biệt là những chính sách kế tốn liên quan đến các ước tính kế tốn và các nghiệp vụ kinh tế phức tạp có thể là dấu hiệu gian lận trên BCTC xuất phát từ ban quản trị doanh nghiệp nhằm đạt được lợi nhuận mong muốn. Ngoài ra, KTV cũng cần xem xét các yếu tố phát sinh ngoài mong đợi khi xác định nội dung, phạm vi và thời gian thực hiện các thủ tục phân tích

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)