Áp dụng chiến lược tiếp cận hệ thống thơng qua tìm hiểu rủi ro kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 75 - 76)

- Phương pháp thực hiện gian lận:

3.4.1. Áp dụng chiến lược tiếp cận hệ thống thơng qua tìm hiểu rủi ro kinh doanh

Theo kết quả khảo sát, các công ty kiểm tốn trong nhóm Big Four lựa chọn cách tiếp cận hệ thống thơng qua việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm sốt nội bộ. Tuy nhiên, như đã trình bày ở phần 2, việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ giúp giảm thiểu các thử nghiệm chi tiết. Điểm yếu trong chiến lược dựa vào hệ

thống kiểm sốt nội bộ là khơng giúp KTV khoanh vùng đầy đủ rủi ro có khả năng xảy ra gian lận, mà chủ yếu chỉ phát hiện sai phạm thực hiện ở mức độ nhân viên.

Thực tế cho thấy, gian lận được thực hiện bởi ban giám đốc, ban quản trị,

thường có thiệt hại lớn hơn rất nhiều so với nhân viên. Nhưng các thủ tục kiểm sốt lại trở nên khơng hữu hiệu với mục đích kiểm sốt hành vi của ban giám đốc và ban quản trị. Do đó, các thủ tục kiểm toán cần tập trung để phát hiện các gian lận này.

Các cơng trình nghiên cứu gian lận cho thấy, đối với các công ty niêm yết, ban giám đốc và ban quản trị thường là người thực hiện hành vi gian lận. Nguyên nhân là do các công ty niêm yết phải chịu áp lực từ các nhà đầu tư khi các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh liên quan đến lợi nhuận.

Do đó, bên cạnh tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm sốt nội bộ, KTV cần tìm hiểu mơi trường kinh doanh làm ảnh hưởng đến mục tiêu trong ngắn hạn và dài hạn

của doanh nghiệp. Thơng qua thủ tục tìm hiểu khách hàng, KTV có thể phân tích và

đánh giá rủi ro gian lận ở mức độ quản lý khi không đạt được mục tiêu kinh doanh

mong muốn.

Do đó, thủ tục tiếp cận doanh nghiệp ở mức độ rủi ro kinh doanh cần được thực hiện như một thủ tục kiểm toán bắt buộc trong chương trình kiểm tốn. KTV cần tìm hiểu chiến lược kinh doanh, phương hướng hoạt động cũng như mục tiêu kinh doanh

đặt ra bởi ban quản trị. Thông qua dữ liệu lịch sử, KTV cần đánh giá khả năng đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra, cũng như đạt được chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả

hoạt động của doanh nghiệp.

Thủ tục tiếp cận doanh nghiệp ở mức độ rủi ro kinh doanh phải xem xét trong

mối quan hệ của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp cùng ngành và so với xu hướng phát triển của nền kinh tế. Sự thất bại trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh cũng là nguy cơ gian lận có thể xảy ra. Do đó, bên cạnh tiếp cận dữ liệu tài chính của bộ phận kế tốn, KTV cần tìm hiểu, phỏng vấn, thu thập dữ liệu từ các phòng ban liên quan. Sự kết nối dữ liệu giữa các phòng ban giúp đánh giá đầy đủ tình hình tài chính

của doanh nghiệp.

Để đạt được điều này, công ty kiểm toán cần thiết lập một cơ sở dữ liệu thống

kê số liệu kinh doanh theo ngành, đồng thời cập nhật liên tục thông tin liên quan đến xu thế phát triển chung của nền kinh tế. Đây là cơ sở đánh giá về tính hợp lý của các dữ liệu tài chính và phi tài chính.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 75 - 76)