Kiểm soát chặt chẽ hơn thông tin của các công ty niêm yết bởi Uỷ ban chứng khoán

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 70 - 72)

- Phương pháp thực hiện gian lận:

3.2.3. Kiểm soát chặt chẽ hơn thông tin của các công ty niêm yết bởi Uỷ ban chứng khoán

chứng khốn

Hiện nay, các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn chịu trách nhiệm cơng bố thông tin theo thông tư số 09/2010/TT-BTC ban hành bởi Bộ Tài Chính ngày 15 tháng 1 năm 2010, quy định các thông tin cần công bố.

Theo thông tư này, các công ty niêm yết phải công bố các thơng tin tài chính trong kỳ, và những biến động lớn liên quan đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp (vay

hơn 30% vốn thực có) hoặc quyết định của Hội đồng quản trị về những thay đổi liên

quan đến chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty.

Tuy nhiên, quy định hiện nay với các công ty niêm yết vẫn chưa yêu cầu công ty niêm yết cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà đầu tư vì các thơng tin được cơng bố chủ yếu là thơng tin tài chính, và dễ bị điều chỉnh bởi ban giám đốc. Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, các giao dịch kinh tế của các công ty niêm yết càng phát triển theo chiều hướng phức tạp hơn, quy định kiểm soát cần phải được thực hiện nghiêm ngặt hơn, thông tin được cơng bố khơng chỉ là tài chính, mà cịn những

thơng tin phi tài chính (thơng tin hoạt động) của doanh nghiệp. Sự hữu hiệu của hệ

thống kiểm soát nội bộ, uỷ ban kiểm toán nội bộ. Việc kiểm soát rủi ro sẽ trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh của các công ty cùng ngành trong tương lai, và do đó, các thơng tin này cũng cần được công bố cho các nhà đầu tư. Ngoài ra, nền kinh tế thị trường phát triển linh hoạt và năng động phải đi kèm với nhu cầu cung cấp thông tin

kịp thời và hữu hiệu đến nhà đầu tư. Do đó, cơng ty niêm yết cần tiến tới công bố thông tin hàng quý, chứ không chỉ là hàng năm và soát xét giữa năm như hiện nay.

Về vấn đề này, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm từ Hoa Kỳ (một trong

quốc gia có thị trường phát triển lâu đời và có quy chế kiểm sốt thơng tin nghiêm ngặt). Để giảm thiểu gian lận, nâng cao trách nhiệm người quản lý và của KTV, cần

yêu cầu các công ty niêm yết soạn thảo thêm 2 báo cáo bên cạnh hệ thống BCTC hiện hành. Hai báo cáo này tương tự như báo cáo theo mẫu 8K và 10K. Trong đó, form 8K u cầu doanh nghiệp cơng bố các thông tin liên quan đến các sự kiện quan trọng phát sinh trong năm như sáp nhập, phá sản, thay đổi trong cấu trúc doanh nghiệp, thay đổi KTV hoặc các thông tin khác mà doanh nghiệp cho rằng các nhà đầu tư tiềm năng cần phải biết. Còn form 10K chủ yếu liên quan đến thơng tin tài chính của doanh nghiệp và hoạt động của hệ thống kiểm soát bên trong doanh nghiệp. Đây là kinh nghiệm mà Việt Nam cần học hỏi nhằm hoàn thiện quy chế kiểm sốt thơng tin cho các cơng ty niêm yết, phù hợp với đặc điểm của thị trường chứng khoán hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 70 - 72)