Chưa có những tổng kết về thực trạng gian lận giúp KTV tham chiếu: Việt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 59 - 62)

- Phương pháp thực hiện gian lận:

2.4.2.1. Chưa có những tổng kết về thực trạng gian lận giúp KTV tham chiếu: Việt

Nam hiện nay chưa có một cơ quan nghiên cứu các cơng trình gian lận, cập nhật và phân tích các kỹ thuật gian lận đã xảy ra trên thế giới, và ngay cả ở Việt Nam nhằm

giúp KTV trong việc phát hiện gian lận trong các khoản mục và các nghiệp vụ. Chính vì lý do đó, mặc dù trong thực tế, KTV được yêu cầu phải thực hiện đầy đủ thủ tục

kiểm toán liên quan đến gian lận, tuy nhiên, vì KTV chưa có một nguồn dữ liệu liên quan đến các thủ thuật gian lận cần chú ý, dẫn đến cuộc kiểm toán trở nên kém hiệu quả hơn, các thủ tục kiểm toán được thiết kế chưa đủ đảm bảo tất cả các gian lận dẫn

đến sai phạm trên BCTC chưa được phát hiện và lượng hố đầy đủ.

2.4.2.2.Đối với cơng ty thuộc nhóm Big Four

Chương trình kiểm tốn khơng chun sâu cho từng ngành nghề: Chương

trình kiểm tốn được áp dụng chung cho tất cả các cuộc kiểm toán, chưa được thiết kế riêng biệt theo từng loại hình doanh nghiệp. Mỗi loại hình kinh doanh sẽ có đặc trưng riêng và do đó, gian lận sẽ khác nhau. Việc sử dụng chung chương trình kiểm tốn cho tất cả các cuộc kiểm tốn khơng phân biệt ngành nghề và đặc thù kinh doanh của từng ngành nghề, sẽ hạn chế KTV trong việc nhận biết rủi ro kinh doanh của từng ngành nghề đó. Khơng hiểu rõ nguyên tắc hoạt động của lĩnh vực đang kiểm toán, KTV sẽ

không đủ tự tin thiết kế cuộc kiểm toán hữu hiệu và hiệu quả nhằm phản ứng phù hợp với gian lận nghi ngờ sẽ xảy ra.

Thủ tục kiểm toán yêu cầu sự xét đoán khá nhiều ở KTV: Các thủ tục kiểm

chưa hướng dẫn chi tiết cách thức nhận biết và khoanh vùng rủi ro xảy ra gian lận. Ngoài ra, cách thức KTV áp dụng nhằm phát hiện gian lận và sai sót chủ yếu tập trung

ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, giai đoạn mà KTV chưa thu thập đầy đủ thơng tin

về khách hàng được kiểm tốn mà chỉ tìm hiểu những thơng tin ban đầu liên quan đến tình hình kinh doanh hiện tại và phân tích những biến động bất thường. Trong khi đó, gian lận trong giai đoạn thực hiện kiểm toán là rất quan trọng, khi mà KTV có thể tiếp cận chi tiết các bằng chứng kiểm toán cũng như ở giai đoạn hồn thành kiểm tốn, khi mà KTV xem xét mọi bằng chứng kiểm toán để đưa ra ý kiến kiểm toán cuối cùng.

KTV chưa áp dụng nhiều thủ tục kiểm toán để phát hiện gian lận trong thực tế: Thủ tục kiểm toán liên quan đến gian lận quy định trong chương trình kiểm

tốn chưa được KTV áp dụng triệt để trong thực tế, mà chỉ được thực hiện cho các

khách hàng lớn và khách hàng có rủi ro cao, trong đó có các cơng ty niêm yết. Do đó, mặc dù việc áp dụng các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận là bắt buộc cho tất cả các cuộc kiểm toán, nhưng trong thực tế, đối với một số khách hàng, thủ tục này chỉ mang tính hình thức. KTV chưa thực sự đánh giá và phân tích rủi ro gian lận có thể xảy ra, cũng như lượng hố sai phạm trên BCTC liên quan đến gian lận.

Ngoài ra, thủ tục kiểm toán liên quan đến gian lận chủ yếu được thực hiện bởi

trưởng nhóm kiểm tốn và chủ nhiệm kiểm toán, tức KTV cấp cao, hầu như không

được thực hiện bởi các trợ lý kiểm tốn. Tuy khơng phủ nhận vai trị của trưởng nhóm

và chủ nhiệm kiểm toán trong việc đánh giá rủi ro xảy ra gian lận trên BCTC, nhưng trợ lý kiểm toán là người trực tiếp thực hiện các thủ tục kiểm toán và tiếp cận nhiều nhất các bằng chứng kiểm toán. Nếu các trợ lý kiểm tốn khơng thực hiện thì sẽ khơng thể phát hiện gian lận có thể xảy ra.

Phần lớn thủ tục kiểm tốn thiên về phát hiện sai sót, hơn là gian lận: Thủ

tục kiểm toán được thiết kế trong chương trình kiểm tốn của phần lớn cơng ty kiểm tốn hiện nay chủ yếu nhằm phát hiện sai sót, hơn là phát hiện gian lận. KTV vẫn chưa

liệu và thu thập các bằng chứng liên quan hỗ trợ cho tính chính xác của số liệu tài chính, KTV chưa duy trì thái độ “hồi nghi nghề nghiệp” khi tham gia cuộc kiểm tốn. Do đó, KTV đã khơng thể phát hiện được sai phạm do gian lận gây ra làm sai lệch

BCTC.

Thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận thực hiện bởi ban giám đốc và

ban quản trị hầu như không áp dụng trong thực tế: Chương trình kiểm tốn hiện

nay có quy định thủ tục phát hiện gian lận do ban giám đốc khống chế hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm điều chỉnh BCTC theo hướng có lợi cho cơng ty và bản thân ban

giám đốc. Tuy nhiên, thủ tục này chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu và đánh giá trong giai

đoạn lập kế hoạch, chứ chưa đi sâu vào thực hiện các thử nghiệm chi tiết nhằm đảm

bảo phát hiện các gian lận này. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu và đánh giá rủi ro gian lận do ban giám đốc được thực hiện bởi trưởng nhóm kiểm tốn và KTV cấp cao, khơng

phân cơng cho các trợ lý KTV, người trực tiếp thu thập bằng chứng kiểm tốn hỗ trợ cho các thơng tin trình bày trên BCTC.

Chưa chú trọng kiểm toán doanh thu: Chương trình kiểm tốn hiện tại của

các cơng ty kiểm tốn thuộc nhóm Big Four chưa chú trọng đến rủi ro gian lận ở khoản mục doanh thu. Các thủ tục kiểm toán cho khoản mục doanh thu hiện tại chủ yếu nhằm phát hiện sai sót, chứ khơng nhằm phát hiện gian lận. Nguyên nhân là KTV chưa được cập nhật các thủ thuật gian lận về doanh thu, do đó chưa giúp phát hiện gian lận có thể xảy ra cho khoản mục doanh thu này. Trong thực tế, phần doanh thu thường được phân công cho trợ lý kiểm toán cấp thấp, chưa đủ kinh nghiệm để phát hiện gian lận về

doanh thu. Ngoài ra, chương trình kiểm tốn quy định thống nhất các thủ tục kiểm toán cần thực hiện trong khoản mục doanh thu cũng là một trong những rào cản ngăn chặn sự linh hoạt của KTV khi thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp giúp phát hiện gian lận ở khoản mục này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện gian lận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 59 - 62)