Q trính thực hiện Lý thuyết về sự thay đổi

Một phần của tài liệu Tài liệu Xây dựng bộ công cụ đánh giá lợi ích của các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam (Trang 51 - 53)

(Nguồn: Brest, 2010)

Ưu điểm và nhược điểm

Lý thuyết về sự thay đổi có những ưu điểm như sau:

- Giúp làm rõ các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, với các chỉ số đo lường được xác định;

- Giúp truyền thông mạnh mẽ cách thức hoạt động của sáng kiến với các bên liên quan. Tính phức tạp của sáng kiến đã được đơn giản hoá một cách trực quan.

Tuy nhiên, lý thuyết về sự thay đổi có một số nhược điểm như sau:

- Đòi hỏi một nguồn lực đáng kể về thời gian và công sức. Bản đồ sẽ thay đổi với các kết quả được thêm bớt, do đó cần được chỉnh sửa nhiều lần;

- Khó thống nhất giữa các bên liên quan. Mỗi bên có những quan điểm, cách nhìn riêng nên các giả thiết, điều kiện tiên quyết sẽ khác nhau giữa các bên liên quan.

1.3.6. Bộ công cụ Lợi tức đầu tư xã hội (SROI)

Khái niệm

Lợi tức đầu tư xã hội (Social Return on Investment - SROI) được REDF ghi nhận lần đầu tiên vào năm 2000. REDF, trước đây là Quỹ phát triển doanh nghiệp Roberts, là một tổ chức từ thiện có trụ sở tại San Francisco tài trợ dài hạn cho các doanh nghiệp vì lợi ích xã hội (Millar & Hall 2012). Kể từ đó, SROI đã được sử dụng để xem xét những phát triển trong báo cáo bền vững của doanh nghiệp cũng như những phát triển trong lĩnh vực kế tốn xã hội và mơi trường.

SROI được xây dựng dựa trên mơ hình logic của phân tích lợi ích – chi phí nhưng khác ở điểm: SROI được tính tốn rõ ràng để cung cấp thông tin cho việc ra quyết định thực tế của các nhà quản lý DNXH và các nhà đầu tư tác động tập trung vào việc tối ưu hóa các lợi ích xã hội và mơi trường của doanh nghiệp. Năm 2007, Văn phịng khu vực thứ ba của Chính phủ Vương quốc Anh và Chính phủ Scotland đã uỷ thác một dự án tiếp tục phát triển các hướng dẫn SROI. Social Value UK quản lý nhóm nhận uỷ thác đã cơng bố Hướng dẫn SROI 2009 (The 2019 Guide to SROI) và tiêu chuẩn hoá SROI.

SROI cung cấp một cách tiếp cận định lượng nhất quán để hiểu và quản lý các lợi ích của một dự án, doanh nghiệp, hoặc chính sách. SROI xem xét quan điểm của các bên liên quan về lợi ích và gán các giá trị tài chính cho tất cả các lợi ích được xác định bởi các bên liên quan thường khơng có giá trị thị trường. Nếu ROI đề cập

đến một tỷ suất duy nhất, SROI lại đề cập nhiều hơn đến một cách báo cáo về việc tạo ra giá trị.

SROI căn cứ việc đánh giá giá trị một phần dựa trên nhận thức, kinh nghiệm của các bên liên quan, tìm ra các chỉ số về những gì đã thay đổi và kể lại câu chuyện về những thay đổi đó, và nếu có thể, gán các giá trị tiền tệ cho các chỉ số này. Ví dụ, SROI 2:1 cho biết 1 đồng được chi tiêu sẽ mang lại 2 đồng về lợi ích xã hội.

Q trình thực hiện

Quá trình thực hiện chỉ số lợi tức đầu tư xã hội bao gồm 6 bước cụ thể được tiến hành như sau:

- Bước 1: Xác định các bên liên quan

Các bên liên quan là các cá nhân hoặc tổ chức bị ảnh hưởng, do đó, quyết định những tiêu chí đánh giá và cách thức đo lường cho những thay đổi đang và sẽ được tạo ra.

- Bước 2: Thiết lập bản đồ thay đổi

Các thay đổi được minh chứng thông qua bằng chứng được thu thập, có thể là thay đổi tích cực hoặc tiêu cực, thay đổi có chủ đích hoặc khơng chủ đích.

- Bước 3: Xác nhận thay đổi và ghi nhận giá trị

Thước đo tài chính được sử dụng để ghi nhận những thay đổi. - Bước 4: Phân loại thay đổi

Sau khi minh chứng và lượng hoá giá trị những thay đổi, doanh nghiệp phải loại trừ tất cả thay đổi không bắt nguồn từ hoạt động của doanh nghiệp.

- Bước 5: Tính tốn SROI

Cơng thức tính giá trị hiện tại thuần (Net Present Value – NPV) và giá trị hiện tại (Present Value – PV) như sau với r: lãi suất chiết khấu; n: số năm.

Từ đó, DNXH tính tốn lần lượt SROI, SROI rịng và thời gian hoàn vốn

- Bước 6: Báo cáo và sử dụng. Doanh nghiệp thông tin SROI tới cá

- Bước 6: Báo cáo và sử dụng

DNXH thông tin SROI tới cá bên liên quan và trả lời các câu hỏi, từ đó sử dụng làm cơ sở đánh giá lợi ích thường xuyên.

Một phần của tài liệu Tài liệu Xây dựng bộ công cụ đánh giá lợi ích của các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)