Doanh nghiệp xã hội Kilomet109

Một phần của tài liệu Tài liệu Xây dựng bộ công cụ đánh giá lợi ích của các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam (Trang 109 - 110)

3.4. Kiểm chứng thực tiễn bộ công cụ

3.4.7. Doanh nghiệp xã hội Kilomet109

Giới thiệu doanh nghiệp

- Tầm nhìn: Đưa Hà Nội trở thành một trung tâm sáng tạo mới nổi của thế giới thời trang.

- Sứ mệnh: Tạo ra một nhãn hiệu quần áo hữu cơ, thân thiện với môi trường, được nhuộm từ các nguyên liệu thực vật tự nhiên như chàm, củ nâu, vỏ gỗ, rễ cây và sử dụng vải được dệt bởi những người phụ nữ dân tộc.

KILOMET109 được thành lập vào năm 2012 do một nhà thiết kế thời trang - một doanh nhân sinh thái (eco entrepreneur) Vũ Thảo. KILOMET109 đang đưa các yếu tố đổi mới sáng tạo vào các thiết kế thời trang và tiếp tục đưa những bộ quần áo này đến thị trường thời trang đương đại. Doanh nghiệp đang cải thiện tình trạng thương mại cơng bằng (fair trade) cho những người phụ nữ đã có cơng làm ra những tấm vải nghệ thuật này, tạo việc làm và giúp phát triển cộng đồng các dân tộc thiểu số bền vững.

KILOMET109 mỗi năm cho ra mắt một bộ sưu tập, với tổng số lượng 750 đến 1.000 món đồ làm bằng tay cho cả nam và nữ, những bộ quần áo được bán lẻ với giá từ 100 đến 500 đô la Mỹ. KILOMET109 sử dụng thiết kế hiện đại để làm cho mỗi tác phẩm thủ cơng trở thành những món đồ xa xỉ. Mỗi món đồ đều được làm thủ cơng bởi Thảo và các đối tác của cô, những người phụ nữ từ các dân tộc thiểu số Nùng, Thái và Hmong.

Tất cả các vật liệu được sử dụng các kỹ thuật truyền thống truyền qua nhiều thế hệ trong các gia đình. Sáp ong được sử dụng để tạo ra các hoạ tiết batik bởi các phụ nữ H’mong, và nghệ nhân từ các cộng đồng thủ công khác chế tác các chất liệu lụa mài, lụa vân từ các khung cửi và xưởng dệt vải của các gia đình.

Khách hàng của KILOMET109 có khoảng 20% là người Việt Nam, cịn lại là khách quốc tế.

Đánh giá lợi ích

Cho đến nay, KILOMET109 đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh Cao Bằng, Lào Cai, Hịa Bình, ba trong số những tỉnh nghèo nhất Việt Nam và các cộng đồng dân tộc Thái, Nùng, Hmong xanh và Hmong đen. Các cộng đồng dân tộc thiểu số trở nên bền vững hơn nhờ vào việc có cơng việc lâu dài, cơ hội kinh doanh mới và mức lương công bằng.

KILOMET109 đối xử công bằng hơn với những phụ nữ tham gia vào quy trình sản xuất, trước đây họ hầu như khơng có thu nhập từ việc tạo ra quần áo, nay đã có thu nhập ổn định. Thu nhập có được từ KILOMET109 gấp 3 lần so với mức lương trung bình tại Việt Nam. Lợi ích tài chính đối với các gia đình đó là họ có thể cho con đi học và được chăm sóc y tế tốt hơn.

KILOMET109 bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam, bảo vệ mơi trường thông qua việc sử dụng các biện pháp canh tác thân thiện với mơi trường.

- Lợi ích phát triển kinh tế: SDG8, SDG12 - Lợi ích phát triển xã hội: SDG11, SDG17 - Lợi ích bảo vệ mơi trường: SDG15

- Lợi ích phát triển con người: SDG1, SDG2

Một phần của tài liệu Tài liệu Xây dựng bộ công cụ đánh giá lợi ích của các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)