Bộ công cụ Lý thuyết về sự thay đổi (TOC)

Một phần của tài liệu Tài liệu Xây dựng bộ công cụ đánh giá lợi ích của các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam (Trang 48 - 51)

1.3. Cơ sở lý luận về bộ công cụ đánh giá lợi ích của doanh nghiệp xã hội

1.3.5. Bộ công cụ Lý thuyết về sự thay đổi (TOC)

Khái niệm

Lý thuyết về sự thay đổi (Theory of Change – TOC) hình thành trong lĩnh vực lý thuyết chương trình và đánh giá chương trình vào những năm 1990 như một phương pháp mới để phân tích các lý thuyết thúc đẩy chương trình và sáng kiến hoạt động vì sự thay đổi xã hội và chính trị. Trước đó, TOC có thể được bắt nguồn từ Quản lý theo Mục tiêu (Management by Objectives) trong cuốn sách “Thực hành Quản lý năm” (Practice of Management) của Peter Drucker năm 1954. Quản lý theo Mục tiêu yêu cầu xác định các Mục tiêu cấp cao hơn và các Mục tiêu cấp thấp hơn, nếu đạt được, dự kiến sẽ dẫn đến việc đạt được Mục tiêu. TOC mở rộng ra ngoài Mục tiêu và Mục tiêu bao gồm Tác động - kết quả có chủ đích của việc đạt được các mục tiêu đã được nêu.

TOC là một phương pháp luận để lập kế hoạch, tham gia và đánh giá được sử dụng trong các doanh nghiệp, tổ chức từ thiện, phi lợi nhuận và Chính phủ để thúc đẩy những thay đổi xã hội. Lý thuyết xác định các mục tiêu dài hạn và sau đó lập bản đồ lùi để xác định các điều kiện tiên quyết cần thiết. Lý thuyết về sự thay đổi giải thích q trình thay đổi bằng cách phác thảo các mối quan hệ nhân quả (cause and effect) hay chính là các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn (objectives) của một sáng kiến thay đổi. Những thay đổi được kỳ vọng như là "một con đường kết quả"

(pathway) hiển thị từng mục tiêu trong mối quan hệ logic với các mục tiêu khác, cũng như theo trình tự thời gian. Mối liên hệ giữa các mục tiêu được giải thích bằng các tuyên bố về lý do tại sao một mục tiêu được cho là tiền đề cho một mục tiêu khác (Brest, 2010).

TOC có thể bắt đầu ở bất kỳ giai đoạn nào của một sáng kiến, tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Một lý thuyết được phát triển ngay từ đầu là tốt nhất để cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch. Sau khi phát hiện ra mơ hình thay đổi, các bên liên quan có thể quyết định sáng suốt hơn về chiến lược, chiến thuật phù hợp. Với dữ liệu đánh giá có sẵn, các bên liên quan có thể định kỳ cải tiến TOC.

Q trình thực hiện

Q trình thực hiện lý thuyết về sự thay đổi bao gồm 6 bước cụ thể như sau: - Bước 1: Xác định mục tiêu dài hạn

Những người tham gia phân tích TOC sẽ thảo luận, thống nhất và xác định một cách cụ thể mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Sau đó, doanh nghiệp bắt đầu thiết kế một bản đồ ngược về các điều kiện tiên quyết (prerequisite conditions) có thể giúp đạt được mục tiêu dài hạn này. Các bên liên quan sẽ hình dung được mục tiêu ưu tiên cũng như xác định những thay đổi họ mong muốn xảy ra và những kết quả họ cần phải chịu trách nhiệm.

- Bước 2: Lập bản đồ ngược và kết nối các mục tiêu

Doanh nghiệp tiếp tục thiết kế bản đồ ngược cụ thể hơn cho đến khi có một khn khổ các điều kiện tiên quyết phù hợp với mục tiêu dài hạn. Các bên liên quan muốn xác định các nguyên nhân gốc (root causes) của vấn đề mà các bên hy vọng sẽ được giải quyết.

Thêm vào đó, bản đồ ngược sẽ diễn tả ba hoặc bốn mức độ thay đổi, thể hiện các bước ngắn hạn và trung hạn hợp lý để hướng tới mục tiêu dài hạn. Trong bước này, doanh nghiệp cần giải thích tại sao những điều kiện tiên quyết này là cần thiết và đầy đủ.

- Bước 3: Hoàn thiện bản đồ

Doanh nghiệp cần phải xác định những yếu tố bên ngồi có thể ảnh hưởng đến những thay đổi và các điều kiện tiên quyết cũng như bản chất của ảnh hưởng này. Từ đó, doanh nghiệp phân tích mối quan hệ giữa những yếu tố này, hoàn thành các điều kiện tiên quyết nếu cần thiết.

- Bước 4: Xác định các giả thiết

Doanh nghiệp cần phải giải thích các giả thiết nào là nền tảng cho toàn bộ lập luận, và hoàn thiện các giả thiết này để xem xét những chiến lược can thiệp. Tiếp đó, doanh nghiệp tiến hành lập báo cáo kiểm tra tính logic phù hợp với sứ mệnh, giá trị của các bên liên quan.

- Bước 5: Phát triển các chỉ số

Doanh nghiệp tập trung đo lường việc thực hiện sáng kiến và hiệu quả của sáng kiến. Mỗi chỉ số đo lường gồm có bốn thành phần là dân số, mục tiêu, mức độ và thời gian.

Để đơn giản hóa, doanh nghiệp chỉ cần đặt ra bốn câu hỏi tương đương và trả lời tuần tự: Ai đang được thay đổi? Doanh nghiệp mong đợi kết quả bao nhiêu? Như thế nào là đủ tốt? Khi nào cần xảy ra? Diễn đạt một cách ngắn gọn, đây chính là 4 câu hỏi: Who? What? How? When?

- Bước 6: Xác định các can thiệp

Doanh nghiệp tập trung vào vai trị của các can thiệp, chính là những điều mà doanh nghiệp phải làm để đạt được mục tiêu. Bằng cách xác định các can thiệp, các bên liên quan sẽ có thể giải thích về cách cơng việc của họ sẽ thay đổi cộng đồng. Họ sẽ phải trả lời câu hỏi: Liệu có các can thiệp cụ thể nào gây ra khoảng trống quan trọng (big gap)?

Hình 1.5: Q trính thực hiện Lý thuyết về sự thay đổi

(Nguồn: Brest, 2010)

Ưu điểm và nhược điểm

Lý thuyết về sự thay đổi có những ưu điểm như sau:

- Giúp làm rõ các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, với các chỉ số đo lường được xác định;

- Giúp truyền thông mạnh mẽ cách thức hoạt động của sáng kiến với các bên liên quan. Tính phức tạp của sáng kiến đã được đơn giản hoá một cách trực quan.

Tuy nhiên, lý thuyết về sự thay đổi có một số nhược điểm như sau:

- Đòi hỏi một nguồn lực đáng kể về thời gian và công sức. Bản đồ sẽ thay đổi với các kết quả được thêm bớt, do đó cần được chỉnh sửa nhiều lần;

- Khó thống nhất giữa các bên liên quan. Mỗi bên có những quan điểm, cách nhìn riêng nên các giả thiết, điều kiện tiên quyết sẽ khác nhau giữa các bên liên quan.

Một phần của tài liệu Tài liệu Xây dựng bộ công cụ đánh giá lợi ích của các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)