Quá trình thực hiện chỉ số lợi tức đầu tư xã hội

Một phần của tài liệu Tài liệu Xây dựng bộ công cụ đánh giá lợi ích của các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam (Trang 53 - 55)

(Nguồn: Social Value UK, 2009)

Xác định các đối tượng hữu Xác nhận thay đổi và ghi nhận Phân loại thay đổi Tính tốn SROI Báo cáo và sử dụng Thiết lập bản đồ thay đổi

Giá trị hiện tại thuần (NPV) = [Giá trị hiện tại của lợi ích] – [Giá trị đầu tư ]

Giá trị hiện tại (PV) =

SROI =

SROI rịng =

Ưu điểm và nhược điểm

Chỉ số lợi tức đầu tư xã hội có những ưu điểm như sau:

- Giúp DNXH tổ chức đo lường mức độ thay đổi đang được tạo ra bằng cách theo dõi các kết quả xã hội, mơi trường và kinh tế có liên quan và gán giá trị tiền tệ cho mức độ thay đổi đó;

- Giúp DNXH thể hiện tầm quan trọng của sự liên kết với các tổ chức khác để tạo ra những thay đổi. Từ đó, DNXH xem xét lại các cá nhân, tổ chức nên hợp tác hoặc cải tiến cách thức mà doanh nghiệp tham gia với các cá nhân, tổ chức đó.

Tuy nhiên, chỉ số lợi tức đầu tư xã hội có một số nhược điểm như sau: - Chỉ mang tính dự đốn. DNXH không thể tập trung cải thiện thực trạng, những thứ hiện có thơng qua việc sử dụng kết quả tính tốn đó;

- Khó khăn trong phân tích đầu tư. DNXH không xác định được đầy đủ các bên liên quan, thiết lập bản đồ thay đổi và ghi nhận giá trị cho thay đổi.

1.3.7. Bộ công cụ Tiêu chuẩn đầu tư và báo cáo tác động (IRIS)

Khái niệm

Tiêu chuẩn đầu tư và báo cáo tác động (Impact Reporting and Investment Standards – IRIS) là sáng kiến năm 2009 của Mạng lưới đầu tư tác động toàn cầu (Global Impact Investing Network - GIIN), một tổ chức phi lợi nhuận giúp các nhà đầu tư vượt qua các rào cản để đầu tư tác động thành công. IRIS giúp các nhà đầu tư bắt đầu thiết lập và nâng cấp các chương trình đo lường tác động của mình.

Về cơ bản, IRIS là một tập hợp các thước đo được tiêu chuẩn hóa có thể được sử dụng để đo lường và mô tả hiệu quả hoạt động xã hội, mơi trường và tài chính của các tổ chức, doanh nghiệp nhận được vốn đầu tư tác động.

Tương tự như các Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (International Financial Reporting Standards – IFRS) hoặc các Nguyên tắc kế toán thường được chấp nhận (Generally Accepted Accounting Principles – GAAP), IRIS có thể được tích hợp vào hầu hết các phương pháp tiếp cận đối với các nền tảng quản lý dữ liệu và báo cáo tác động. Ví dụ: các chỉ số IRIS làm nền tảng cho Hệ thống đánh giá đầu tư tác động toàn cầu (Global Impact Investing Rating System - GIIRS) và được điền sẵn vào PULSE, nền tảng quản lý dữ liệu có sẵn từ App-X thơng qua Salesforce. Các

chỉ số IRIS cũng có thể được tích hợp dễ dàng vào các hệ thống đo lường tác động tùy chỉnh được sử dụng bởi các nhà đầu tư trong lĩnh vực.

Q trình thực hiện

Quá trình thực hiện tiêu chuẩn đầu tư và báo cáo tác động bao gồm 4 bước cụ thể như sau:

- Bước 1: Xác định mục đích

DNXH cần hiểu rõ mục đích để lựa chọn các chỉ số phù hợp nhất. - Bước 2: Tạo lập danh mục

DNXH có thể tạo danh mục này trong bảng tính Excel, tài liệu Word, hoặc bất kì một cơng cụ nào. DNXH sử dụng danh mục này để sắp xếp các nhu cầu dữ liệu của doanh nghiệp với các chỉ số.

- Bước 3: Tổ chức lại danh mục

DNXH cần xem xét cách phân tích các thơng tin kết quả và quyết định cách doanh nghiệp muốn áp dụng số liệu cho danh mục của mình. DNXH có muốn sử dụng bộ số liệu tương tự trên toàn bộ danh mục, hay bộ số liệu khác nhau cho các cụm khác nhau trong danh mục, hay là cả hai?

- Bước 4: Lựa chọn phương pháp và chỉ số đo lường phù hợp

DNXH có thể trực tiếp vào danh mục IRIS trực tuyến, tìm kiếm và lọc các số liệu phù hợp với nhu cầu và mục tiêu dữ liệu của mình. Chức năng lọc danh mục trực tuyến cho phép thu hẹp các chỉ số cụ thể dựa trên các ưu tiên đầu tư và các khu vực trọng tâm của DNXH.

Một phần của tài liệu Tài liệu Xây dựng bộ công cụ đánh giá lợi ích của các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)