3.4. Kiểm chứng thực tiễn bộ công cụ
3.4.5. Doanh nghiệp xã hội Sapa O'Chau
• Giới thiệu doanh nghiệp
- Tầm nhìn: Trao quyền cho các trẻ em dân tộc thiểu số phát huy tiềm năng của mình.
- Sứ mệnh: Làm du lịch bản địa bền vững.
Sapa O’Chau được thành lập vào năm 2013 bởi Tẩn Thị Su, một người mới chỉ học xong lớp 9 hệ bổ túc văn hóa:“Mình rất muốn có được một cơng ty thành lập
bởi người dân tộc, có thể cung cấp các dịch vụ du lịch tốt tại địa phương mình. Mình mong muốn Sapa O’Châu sẽ là một hình ảnh đẹp để các bạn trẻ người dân tộc noi theo chứ không chỉ biết làm nương làm rẫy hay trẻ em chỉ biết ra trước nhà thờ chèo kéo khách du lịch. Tuy khi nhỏ mình đã từng như vậy, nhưng đó thật sự là hình ảnh khơng đẹp với du lịch Sapa”. Sapa O’Châu (Cảm ơn Sapa) chính là câu chào của những người Mông sống trên vùng núi cao phía Bắc Việt Nam.
Doanh nghiệp kinh doanh dựa trên bốn hoạt động chính có kết nối với nhau bao gồm các cơ sở lưu trú (homestay), các quán cà phê, các cửa hàng thủ công mỹ nghệ và các hoạt động hướng dẫn du lịch. Trọng tâm kinh doanh là tổ chức các chuyến du lịch kết hợp lưu trú. Doanh nghiệp có các quán cà phê nằm ở trung tâm thị trấn, các cửa hàng bán đồ thổ cẩm được chính tay người Mơng làm ra. Mặt hàng thổ cẩm còn được xuất khẩu sang một số thị trường như Mỹ, Lào, Đài Loan.
Sapa O’Chau tạo công ăn việc làm cho những người dân bản địa, đặc biệt là phụ nữ để họ có thêm thu nhập, từ đó giúp họ có điều kiện để con em họ đến trường. Với thực tế ruộng nương rất ít, bạc màu và có năng suất thấp, việc chuyển đổi kế sinh nhai từ nông nghiệp sang du lịch giúp người dân bản địa có thu nhập tốt hơn nhiều.
Thu nhập hàng tháng cho nhân viên của họ đã tăng đáng kể khi làm việc tại đây, và hơn thế nữa, gần 90% nhân viên được đào tạo tiếng Anh. Sapa O’Chau còn thu hút hơn nhiều tình ngun viên nước ngồi tham gia, hỗ trợ cho 39 cộng đồng dân cư địa phương.
• Đánh giá lợi ích
Cho đến nay, Sapa O’Chau đã giúp nhiều nhóm hưởng lợi trực tiếp khác nhau từ các hoạt động kinh doanh bao gồm các hướng dẫn viên, các chủ nhà homestay, trẻ em và phụ nữ làm thủ cơng mỹ nghệ, các tình ngun viên. Hai chuỗi lợi ích tương
ứng với hai mục tiêu chiến lược kinh doanh du lịch và đào tạo trẻ em làm nghề của Sapa O’Chau:
Kinh doanh du lịch à Người dân bản địa có việc làm à Tăng thu nhập à Người dân bản địa nâng cao cuộc sống à Giảm thiểu tệ nạn xã hội và nâng cao bình đẳng giới.
Xây dựng các cơ sở lưu trú à Trẻ em được học tập và phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần à Có việc làm và thu nhập cao.
- Lợi ích phát triển kinh tế: SDG8, SDG9
- Lợi ích phát triển xã hội: SDG5, SDG10, SDG17 - Lợi ích bảo vệ mơi trường: SDG15
- Lợi ích phát triển con người: SDG1, SDG2, SDG3, SDG4