Điều tra khảo sát và phân tích

Một phần của tài liệu Tài liệu Xây dựng bộ công cụ đánh giá lợi ích của các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam (Trang 77 - 79)

Phương pháp điều tra khảo sát được sử dụng để xác định các thành phần bộ công cụ đánh giá lợi ích của các DNXH ở Việt Nam. Dựa trên kết quả của nghiên cứu định tính cho thấy có các nhân tố được xác định. Để kiểm định tính phù hợp của các nhân tố này trên thực tế, nghiên cứu đã tiến hành điều tra khảo sát bảng hỏi có cấu trúc gửi tới 250 đối tượng. Độ tin cậy của thơng tin sẽ phụ thuộc vào kích thước mẫu lựa chọn, khi tăng kích thước mẫu thì độ tin cậy của thông tin tăng, nhưng sẽ tăng thêm thời gian, nguồn lực và chi phí nghiên cứu. Nếu cỡ mẫu nhỏ thì có lợi về chi phí và thời gian thực hiện nhưng thơng tin có độ tin cậy kém. Hair và cộng sự (2010) cho rằng, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt nhất là 100.

Đối tượng được điều tra khảo sát là các nhà đầu tư tác động và các nhà nghiên cứu/hoạch định chính sách cho DNXH. Đây là hai nhóm đối tượng độc lập với doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến các hoạt động của doanh nghiệp nói chung và hoạt động đánh giá lợi ích nói riêng. Các nhà đầu tư tác động hỗ trợ nguồn vốn cho các DNXH. Các nhà nghiên cứu/ hoạch định chính sách đề xuất, ban hành và triển khai các chính sách, quy định pháp lý cho các DNXH. Các nhà đầu tư tác động và các nhà nghiên cứu/ hoạch định chính sách cũng có thể là khách hàng mua sắm và sử dụng các sản phẩm và/hoặc dịch vụ của các DNXH ở Việt Nam.

Bảng câu hỏi được điều tra khảo sát thông qua các phương thức online hoặc được phỏng vấn trực tiếp. Với điều tra khảo sát trực tuyến, bảng câu hỏi đã được gửi đến cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Với phỏng vấn trực tiếp, đây là “một kỹ thuật nghiên cứu chuyên sâu nhằm khám phá quan điểm của người được phỏng vấn về một ý tưởng, chương trình hoặc tình huống nào đó” (Boyce & Neale, 2006).

Bảng câu hỏi điều tra khảo sát được thiết kế gồm có 41 câu hỏi. Trong đó có 5 câu hỏi về thông tin cá nhân của người được điều tra khảo sát và 36 câu hỏi về những nhân tố liên quan đến lợi ích của các DNXH. Thang đo Likert 5 cấp độ (tăng dần) được sử dụng cho đánh giá nhân tố: 1 = Hồn tồn khơng quan trọng; 2 = Không quan trọng; 3 = Tương đối quan trọng; 4 = Quan trọng; 5 = Rất quan trọng.

Kết quả điều tra khảo sát được xử lý theo thống kê mô tả, để mô tả những chỉ báo đánh giá của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu. Ngồi ra, thống kê mơ tả giúp

xác định mức độ quan trọng cho mỗi nhân tố trong bộ công cụ đánh giá lợi ích của DNXH ở Việt Nam qua thông tin Giá trị trung bình (Mean).

Tóm lại, chương 2 trình bày phương pháp nghiên cứu, xây dựng bộ công cụ

đánh giá lợi ích của DNXH ở Việt Nam. Bộ cơng cụ được chi tiết hố tới 36 chỉ báo cơ sở, được kết nối tương ứng với các SDG và sắp xếp theo thứ tự quan trọng/ ưu tiên trong từng nhóm tiêu chí là kinh tế, xã hội, môi trường và con người.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG PHÁT HIỆN CHÍNH VỀ BỘ CƠNG CỤ ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tài liệu Xây dựng bộ công cụ đánh giá lợi ích của các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)