Cấu trúc khu vực doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu Xây dựng bộ công cụ đánh giá lợi ích của các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam (Trang 83 - 86)

3.1. Thực trạng phát triển doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam

3.1.2. Cấu trúc khu vực doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam

Nghiên cứu 2019 của CIEM, Hội đồng Anh và Social Enterprise UK ước tính có 19.125 tổ chức có thể chuyển đổi thành DNXH tại Việt Nam, bao gồm 1.000 NGO, 12.536 HTX và 5.589 SME có mục tiêu xã hội và môi trường.

Bảng 3.1: Số lượng doanh nghiệp xã hội ước tính ở Việt Nam Nguồn Số Nguồn Số lượng Tỷ lệ % của DNXH Số lượng DNXH ước tính Lưu ý

SME 508.083 1,1% 5.589 SME chiếm

98.1% trong tổng số 517.924 doanh nghiệp. HTX 12.536 100% 12.536 Tổng điều tra kinh tế Tổng cục Thống kê 2017 NGO (bao gồm các hiệp hội, tổ chức từ thiện, quỹ, câu lạc bộ)

n.a n.a 1.000 CIEM, Hội đồng

Anh & CSIP (2012); Trường Đại học Kinh tế quốc dân & UNDP (2018)

Tổng cộng 19,125

(Nguồn: CIEM, Hội đồng Anh & Social Enterprise, UK 2019)

Các DNXH ở Việt Nam hoạt động trong năm lĩnh vực kinh doanh chính là nơng nghiệp-thủy sản-sữa, đào tạo kỹ năng & giáo dục, sinh kế phi nông nghiệp, hỗ trợ/tư vấn kinh doanh, thủ công mỹ nghệ, các công việc truyền thống.

Các DNXH Việt Nam tập trung vào năm vấn đề xã hội hàng đầu là (i) cải thiện sức khỏe và phúc lợi; (ii) tạo cơ hội việc làm; (iii) bảo vệ môi trường; (iv) thúc đẩy giáo dục và xóa mù chữ; (v) hỗ trợ nông nghiệp và các hoạt động liên quan.

Các DNXH tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn. Chỉ 5% DNXH phục vụ duy nhất thị trường nông thôn, 21% chỉ phục vụ thị trường thành thị và 74% phục vụ cả hai thị trường.

Các DNXH có nguồn thu nhập chính từ các hoạt động thương mại; 92% DNXH có hơn 50% nguồn thu đến từ các hoạt động kinh doanh. Các DNXH có quy mô nhỏ cả về doanh thu; 72% DXNH báo cáo doanh thu dưới 3 tỷ đồng (130.000

USD/năm). Mặc dù quy mơ nhỏ, 70% DNXH đang có lãi và 18% đạt điểm hòa vốn. Các DNXH đang lỗ chủ yếu là doanh nghiệp mới thành lập.

Các DNXH có nguồn tài trợ chính từ cá nhân của chủ doanh nghiệp (34%) và vốn góp từ cổ đơng (40%). Tuy nhiên, các khoản tài trợ và quyên góp từ các quỹ là các nguồn tài trợ lớn thứ 3 và thứ 4 cho các DNXH. Các cơ chế gọi vốn dựa trên thị trường như vay, đầu tư tác động hoặc tín dụng vi mơ vẫn chưa phổ biến trong khu vực DNXH Việt Nam.

Các DNXH ở Việt Nam theo đuổi mục tiêu kép là kinh tế và xã hội. 59% DNXH báo cáo cân bằng giữa hai mục tiêu kinh tế và xã hội, 23% cho biết họ theo đuổi một sứ mệnh xã hội và 18% ưu tiên lợi nhuận.

30% các DNXH là cơng ty siêu nhỏ với ít hơn 10 nhân viên và 39% là các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ. Khu vực DNXH có tính bao trùm cao, 99% sử dụng lao động là phụ nữ, 74% sử dụng lao động từ các nhóm thiệt thịi và 90% sử dụng lao động địa phương.

Bên cạnh những thành quả đạt được ở trên, các DNXH hiện cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể:

Thứ nhất, nhận thức của xã hội và hầu hết các cơ quan quản lý nhà nước còn chưa đầy đủ về vị trí, vai trị và tầm quan trọng của DNXH trong phát triển bền vững kinh tế – xã hội, điều này dẫn đến khó khăn cho các DNXH trong quá trình hoạt động. Thái độ thiếu nhiệt tình trong quá trình hợp tác là rất phổ biến ở các DNXH, khi các doanh nghiệp này làm việc với cơ quan chính quyền địa phương. Cơng tác tuyên truyền, phổ biến về bản chất, mục đích của DNXH trong phát triển kinh tế - xã hội mới chỉ tập trong chủ yếu dưới dạng các cuộc hội thảo.

Thứ hai, sau hơn 5 năm DNXH được chính thức đưa vào Luật Doanh nghiệp, tuy nhiên cho đến nay Việt Nam vẫn chưa có cơ chế, chính sách riêng phù hợp với sự phát triển của DNXH, chưa có quỹ tài chính hỗ trợ, chưa có cơ chế ưu đãi dành riêng cho các DNXH...Chính vì vậy, mặc dù nhiều tổ chức, đơn vị đã có đủ điều kiện chuyển đổi thành DNXH nhưng vẫn khơng muốn đăng ký hoạt động theo mơ hình DNXH.

Thứ ba, Luật doanh nghiệp năm 2014 đã đưa những quy định khuyến khích nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thành lập DNXH. Đồng thời, doanh

nghiệp xã hội được tiếp nhận viện trợ phi chính phủ từ nước ngồi, được hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật nhằm giải quyết các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, hiện nay các biện pháp hỗ trợ thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội vẫn cịn nhiều khó khăn.

Thứ tư, thách thức về nguồn nhân lực cũng là vấn đề đang gặp phải ở các doanh nghiệp xã hội. Mặc dù, các DNXH phải cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác, nhưng nhiều DNXH lại tuyển dụng những người lao động kém may mắn, đối tượng khuyết tật, phụ nữ nơng thơn.... Chi phí đầu tư để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp này sẽ cao hơn so với các doanh nghiệp khác.

Một phần của tài liệu Tài liệu Xây dựng bộ công cụ đánh giá lợi ích của các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)