Doanh nghiệp xã hội Thế hệ xanh

Một phần của tài liệu Tài liệu Xây dựng bộ công cụ đánh giá lợi ích của các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam (Trang 111 - 114)

3.4. Kiểm chứng thực tiễn bộ công cụ

3.4.9. Doanh nghiệp xã hội Thế hệ xanh

Giới thiệu doanh nghiệp

Doanh nghiệp Thế Hệ Xanh được thành lập vào năm 2012 với định hướng tập trung vào các hoạt động mang tính xã hội và phát triển cộng đồng. Bếp Thế Hệ Xanh là dự án nghiên cứu phát triển các sản phẩm bếp sinh khối tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Các sản phẩm bếp Thế Hệ Xanh được phát trên dựa trên cơng nghệ khí hóa, Thế Hệ Xanh đã được cấp hai bằng Bảo hộ độc quyền Giải pháp Hữu ích do Cục Sở hữu Trí Tuệ cấp.

Các sản phẩm bếp Thế Hệ Xanh ưu tiên:

- Tận dụng phụ phẩm nơng nghiệp sẵn có tại địa phương cho đun nấu: tận dụng trấu, lõi ngô, vỏ lạc,...

- Giảm khí phát thải độc hại cho mơi trường và sức khỏe người dùng: giảm phát thải CO, bụi PM2.5.

Chỉ trong vòng hai năm, doanh nghiệp đã đưa hàng chục ngàn bếp tiết kiệm củi đến tay người tiêu dùng ở 17 tỉnh thành phía Bắc. “Suy cho cùng thì đúng là bếp Thế Hệ Xanh thân thiện với mơi trường và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhưng với người tiêu dùng, cái quan trọng với họ lại là bếp này tiết kiệm củi, nhóm lửa nhanh và khơng cần trơng bếp chứ không phải là các giá trị môi trường và xã hội ở đâu xa.”

Bếp Thế Hệ Xanh cũng là mơ hình kinh doanh cùng người thu nhập thấp, trong đó người thu nhập thấp không chỉ là khách hàng hưởng lợi từ việc sử dụng sản phẩm mà còn được ưu tiên, tạo điều kiện tham gia vào các khâu sản xuất, phân phối sản phẩm. “Chúng tơi chỉ mong duy trì và phát triển cơng ty để tạo công ăn việc làm ổn

định cho những người lao động chăm chỉ”, sáng lập viên Nguyễn Tuấn Anh cho biết.

Đánh giá lợi ích

- Lợi ích phát triển kinh tế: SDG8 - Lợi ích phát triển xã hội: SDG11

- Lợi ích bảo vệ mơi trường: SDG7, SDG13 - Lợi ích phát triển con người: SDG1, SDG3

Các DNXH hướng tới cân bằng trong việc tạo ra lợi ích tới xã hội và duy trì tài chính bằng cách lồng ghép SDG vào mơ hình kinh doanh tạo tác động (impact business model) của doanh nghiệp. Đánh giá lợi ích của DNXH chính là đánh giá những nỗ lực hoạt động của các DNXH góp phần thực hiện SDG, trên bốn tiêu chí là Kinh tế - Xã hội - Môi trường - Con người như bốn mặt của một kim tự tháp mà luận án đặt tên là Kim tự tháp phát triển bền vững.

Hình 3.1: Kim tự tháp phát triển bền vững

Bảng 3.7: Tổng hợp lợi ích của một số doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam DNXH Phát triển DNXH Phát triển kinh tế Phát triển xã hội Bảo vệ môi trường Phát triển con người Imagtor SDG8 SDG5, SDG10 X SDG1, SDG4 KOTO SDG8 SDG17 X SDG1, SDG3, SDG4 KymViet SDG8 SDG5, SDG10, SDG17 X SDG1 Sapanapro SDG8, SDG12 SDG5, SDG10, SDG11 SDG15 SDG1, SDG2 Sapa O’Chau SDG8, SDG9 SDG5, SDG10, SDG17 SDG15 SDG1, SDG2, SDG3, SDG4 Tòhe SDG8 SDG10 X SDG4 KILOMET109 SDG8, SDG12 SDG11, SDG17 SDG15 SDG1, SDG2 Mekong Plus SDG8 SDG10 X SDG1, SDG2, SDG4 Thế Hệ Xanh SDG8 SDG11 SDG7, SDG13 SDG1, SDG3

(*) X: Không đạt được SDG nào.

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Tóm lại, chương 3 trình bày những phát hiện chính về thực trạng phát triển DNXH, đánh giá lợi ích của DNXH ở Việt Nam cũng như kết quả điều tra khảo sát và kiểm chứng thực nghiệm về bộ cơng cụ đánh giá lợi ích của DNXH ở Việt Nam. Chỉ số Sáng tạo lợi ích BCI (Benefit Creation Index) được đề xuất bao gồm bốn chỉ báo trung gian là Lợi ích Phát triển kinh tế (Ie), Lợi ích Phát triển xã hội (Is), Lợi ích Bảo vệ mơi trường (Ig), và Lợi ích Phát triển con người (Ih), được cụ thể hoá bằng các chỉ báo cơ sở tương ứng với 17 Mục tiêu phát triển bền vững SDG do Liên Hợp quốc đưa ra và Chính phủ Việt Nam bản địa hố.

CHƯƠNG 4

CÁC ĐỊNH HƯỚNG, ĐỀ XUẤT VỀ BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tài liệu Xây dựng bộ công cụ đánh giá lợi ích của các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)