(Nguồn: Tác giả đề xuất)
2.2. Xây dựng các chỉ báo đánh giá
Nghiên cứu định tính được sử dụng với mục đích đảm bảo tính khoa học và sự phù hợp của các khái niệm, yếu tố cấu thành bộ cơng cụ đánh giá lợi ích của các DNXH, cũng như lý giải được các kết quả nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu tại
bàn thông qua việc thu thập các dữ liệu từ các cơng trình khoa học trong và ngồi nước, để đạt được mục tiêu hệ thống hóa bức tranh tổng thể về bộ cơng cụ đánh giá lợi ích của DNXH ở Việt Nam theo các tiêu chí; từ đó đọc, dịch và tóm tắt các nội dung chính của các cơng trình nghiên cứu và đưa vào dựng giả thiết nghiên cứu/ giả thiết đánh giá.
Lợi ích là một khái niệm “mờ”, một trạng thái không dễ nắm bắt và thường được diễn giải theo những cách khác nhau. Đánh giá lợi ích của các DNXH khơng chỉ dựa vào một vài câu hỏi đơn giản đại loại như “Các DNXH có tạo ra lợi ích khơng?”, “Lợi ích của các DNXH như thế nào”. Những câu hỏi như thế có thể dẫn đến những câu trả lời khơng chính xác và khơng theo một chuẩn mực chung. Để tránh điều này, khái niệm “lợi ích” được “giải mờ” thành các chỉ báo đánh giá trong bốn
tiêu chí là Phát triển kinh tế (Economy - E), Phát triển xã hội (Society - S), Bảo vệ môi trường (Geography - G) và Phát triển con người (Human - H) của sự phát triển bền vững.
Trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đã cam kết hướng tới đạt được Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (Sustainable Development Goals – SDG) vào năm 2030, bộ công cụ đánh giá lợi ích của các DNXH ở Việt Nam sẽ có các tiêu chí được tích hợp SDG với hai lý do: Thứ nhất, SDG đã có sẵn và được truyền thơng phổ biến, chấp nhận rộng rãi cả trong và ngồi nước; Thứ hai, với sự tích hợp SDG, bộ công cụ sẽ mang tiêu chuẩn quốc tế, so sánh khơng chỉ trong khu vực DNXH mà cịn các tổ chức đang hoạt động ở những khu vực khác.
Mục tiêu phát triển bền vững, cịn được gọi là Mục tiêu tồn cầu, là mục tiêu phổ quát được thiết kế nhằm chấm dứt đói nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo rằng tất cả mọi người được hưởng hịa bình và thịnh vượng vào năm 2030 ở mỗi quốc gia thành viên Liên hiệp quốc. Mục tiêu phát triển bền vững là sự tiếp nối của Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (Millennium Development Goals – MDG). Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng đến năng lực đáp ứng nhu cầu riêng của của các thế hệ tương lai. Các SDG dựa trên sáu chủ đề bao gồm: nhân phẩm, con người, hành tinh, quan hệ đối tác, công lý và thịnh vượng; hai chủ đề cuối cùng là chủ đề mới.