3.4. Kiểm chứng thực tiễn bộ công cụ
3.4.4. Doanh nghiệp xã hội Sapanapro
• Giới thiệu doanh nghiệp
- Tầm nhìn: Chất lượng cuộc sống và hài hịa với thiên nhiên, vì một cộng đồng Sapa phát triển bền vững.
- Sứ mệnh: Phát triển nhân rộng mơ hình “doanh nghiệp cộng đồng” ở khu vực miền núi phía Bắc với giải pháp thương mại hóa các bài thuốc cổ truyền của đồng bào Dao Đỏ.
- Giá trị: Chất lượng sản phẩm - Khách hàng – Sự khác biệt – Sáng tạo – Hợp tác – Con người
Sapanapro được thành lập vào năm 2007 bởi Lý Láo Lở, một người Dao Đỏ đến từ xã Tả Phìn, với sự hỗ trợ của các nhà khoa học từ Đại học Dược Hà Nội, Đại học Nông nghiệp Hà Nội và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây Dược liệu (CREDEP). Sản phẩm là những bài thuốc tắm phục hồi và bảo vệ sức khỏe của người Dao đỏ, hình thành từ cơng thức được truyền qua nhiều thế hệ và giữ gìn bởi những người phụ nữ trong gia đình.
Sản phẩm lá thuốc tắm Sapanapro đã được lưu hành trên thị trường Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành phố khác trên cả nước. Cơ sở sản xuất của doanh nghiệp nằm trong trung tâm xã Tả Phìn, gồm một nhà lá thuốc, một dàn máy đun thuốc, và các phòng tắm tại chỗ cho khách du lịch mà mỗi ngày có khoảng 140 lượt khách đến thăm quan và sử dụng dịch vụ.
Sapanapro hoạt động nhằm cải thiện sinh kế của người Dao Đỏ bị thiệt thịi bằng việc thương mại hóa các sản phẩm, dịch vụ dược liệu truyền thống; bên cạnh đó bảo vệ và quản lý các loài cây dược liệu quý hiếm trong khu vực một cách bền vững. Sáng lập viên Lý Láo Lở nhận thức “Vừa sản xuất vừa trồng mới thì khơng cạn kiệt
vốn rừng và khai thác mới bền vững”
Doanh nghiệp tạo việc làm cho 12 nhân viên chính với mức lương tháng 4-5 triệu và tạo thu nhập ổn định cho hơn 100 nhân công là người dân tộc Dao. Chiến
lược trong 10 năm tới, doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất để đáp ứng thị trường trong nước và thâm nhập thị trường Nga.
• Đánh giá lợi ích
Cho đến nay, Sapanapro có lợi nhuận tăng trưởng, thị trường tiêu dùng ổn định tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong năm đầu tiên kinh doanh, doanh thu chỉ 100 triệu đồng. Năm 2013, doanh thu đã tăng 30 lần, đạt khoảng 3 tỷ đồng/năm, đưa lợi nhuận của công ty lên 700-800 triệu đồng/năm. Năm 2016, doanh thu lên đến 7 tỷ đồng. Năm 2019, cơng ty có hơn 150 “cổ đơng”, trong đó hơn 100 hộ gia đình trồng cây dược liệu vừa bảo tồn thực vật và văn hóa địa phương vừa hưởng lợi từ việc kinh doanh của Sapanapro.
Sapanapro đã giúp tăng thu nhập cho khoảng 400 người Dao đỏ tại địa phương với cổ tức cổ phần từ 3 đến 30 triệu đồng mỗi hộ gia đình năm 2017, và từ 3 đến 70 triệu mỗi hộ gia đình trong năm 2018. Các cổ đơng cũng có thêm thu nhập từ việc cung cấp ngun liệu thơ cho cơng ty, trung bình từ 7 đến 12 triệu đồng cho mỗi hộ, mỗi năm.
Ngoài người Dao đỏ là đối tượng hưởng lợi trực tiếp, khoảng 500 người khác được hưởng lợi gián tiếp từ Sapanapro thông qua việc cung cấp nguyên liệu thô và tham gia vào các dịch vụ phân phối sản phẩm. Doanh nghiệp đã nhân rộng các mơ hình vệ tinh ở nhiều địa phương khác nhau. Trước đây, chỉ có người Dao ở xã Tả Phìn và vốn góp vốn, nhưng bây giờ người Dao từ các xã Hầu Thào, Sử Pán và Thanh Kim ở huyện Sapa cũng góp cổ phần.
Sapanapro bảo tồn 18 loài cây thuốc Việt Nam được coi là có nguy cơ tuyệt chủng, 54 lồi được coi là quý hiếm và 67 loài được coi dễ bị tổn thương là một sáng kiến lớn khác của doanh nghiệp xã hội này. Việc này giúp bảo tồn hoạt động canh tác các loại cây thảo dược và kiến thức quý hiếm đã được truyền qua nhiều thế hệ trong hàng ngàn năm.
- Lợi ích phát triển kinh tế: SDG8, SDG12
- Lợi ích phát triển xã hội: SDG5, SDG10, SDG11, - Lợi ích bảo vệ môi trường: SDG15