Các nghiên cứu trước đây về đề tài

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần phương nam (Trang 36 - 40)

1.1 .Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại

1.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại

1.2.4. Các nghiên cứu trước đây về đề tài

Lợi nhuận được xem là nhân tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, và bị ảnh hưởng bởi khả năng quản lý của ngân hàng. Trong các nghiên cứu trước đây, các yếu tố bên trong được đánh giá có ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của ngân hàng là: nguồn thu nhập, rủi ro tín dụng, hiệu quả quản lý và quy mô của ngân hàng. Bên cạnh đó, hiệu suất hoạt động của ngân hàng còn được xác định dựa trên các yếu tố bên ngồi như mơi trường kinh tế và pháp luật. Các thành phần chính của những yếu tố này là những yếu tố ngành công nghiệp cụ thể và kinh tế vĩ mô, những yếu tố lạm phát, quy mô ngành, khả năng cạnh tranh.

Vong và Chan (2006 ) đã kiểm định các tác động thuộc về đặc điểm ngân hàng, các biến kinh tế vĩ mô và cấu trúc tài chính ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của ngành ngân hàng ở Ma Cao. Kết quả cho thấy nguồn vốn đóng vai trị rất quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Mặt khác, chất lượng tài sản, được đo bằng sự tổn thất trong hoạt động cho vay ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất hoạt động của ngân hàng.

Pilloff và Rhoades (2002) nghiên cứu về mối quan hệ tích cực của quy mơ với lợi nhuận của ngân hàng. Quy mô ngân hàng cũng bị ảnh hưởng bởi năng lực điều hành. Molyneux và Seth (1998); Ramlall (2009); Sufian (2009) tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa quy mơ ngân hàng và xem xét mối quan hệ phụ thuộc của quy mô ngân hàng vào quy mơ kinh tế vì các ngân hàng lớn có nhiều lợi nhuận hơn so với các ngân hàng nhỏ. Bên cạnh đó, Ramlall (2009) đã xác định mối quan hệ tiêu cực giữa năng lực quản lý và rủi ro tín dụng.

Akhavein và các cộng sự của ơng (1997) cho thấy có một mối quan hệ tích cực và đáng kể giữa quy mô và lợi nhuận của ngân hàng. Boyd và Runkle (1993) phát hiện ra rằng ngân hàng có quy mơ lớn có thể giúp ngân hàng giảm chi phí cho việc thu thập và xử lý thông tin. Berger (1987), Miller và Noulas (1997) và Anthanasoglou (2008) cho thấy, một số loại chi phí có thể tiết kiệm được bằng cách tăng quy mô của ngân hàng.

Đối với các rủi ro tín dụng, Cooper và các cộng sự của ơng (2003) tìm thấy rằng những thay đổi trong rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Duca và McLaughlin ( 1990) phát hiện ra rằng sự thay đổi trong lợi nhuận ngân hàng chủ yếu là do sự khác biệt về rủi ro tín dụng, khi rủi ro tín dụng tăng thường dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng giảm thấp. Tiếp tục nghiên cứu của Miller và Noulas (1997) đã chỉ ra mối quan hệ tiêu cực giữa các rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng, có nghĩa là ngân hàng càng tiếp xúc với các khoản vay có rủi ro cao dẫn đến nợ xấu tăng cao, khả năng thu hồi thấp và làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Vốn cũng là một yếu tố quyết định quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bourke (1989), Molyneux và Thorton (1992), Berger (1995), Goddard và cộng sự của ơng (2004) đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa vốn và lợi nhuận của ngân hàng. Athanasoglou (2006) và Berger (1995) cho rằng vốn là yếu tố quyết định lợi nhuận ngân hàng, cũng như lợi nhuận tăng cao sẽ dẫn đến sự gia tăng về vốn, giúp ngân hàng giảm nguy cơ đối mặt với rủi ro phá sản.

Các nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng đều sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính. Xét về vấn đề này, Short (1979) và Bourke (1989) đã xem xét một vài mơ hình và đưa đến kết luận rằng mơ hình hồi quy tuyến tính cho kết quả tốt như bất cứ mơ hình nào khác trong việc nghiên cứu về khả năng sinh lợi của ngân hàng:

Pit = α + β1(LNTA)it + β2(E/TA)it + β3(DE/TA)it + β4(LLP/TL)it + β5(NI/TA)it + β6(OC/TA)it + β7(RGDP)t + β8(INF)t + eit (1.11)

Trong đó:

Pit là khả năng sinh lợi của ngân hàng i tại thời điểm t, được đo lường bằng tỷ số lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản (ROA).

(LNTA)it là quy mô ngân hàng i tại thời điểm t, được tính bằng logarit của tổng tài sản ngân hàng i tại thời điểm t.

(E/TA)it là quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng i tại thời điểm t, được tính bằng vốn chủ sở hữu của ngân hàng i trong năm t chia cho tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t.

(DE/TA)it là quy mô tiền gửi của ngân hàng i tại thời điểm t, được đo lường bằng tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng i trong năm t chia cho tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t.

(LLP/TL)it là rủi ro của ngân hàng i tại thời điểm t, được tính bằng dự phịng tổn thất rủi ro tín dụng của ngân hàng i trong năm t chia cho tổng dư nợ tín dụng tại ngân hàng i trong năm t.

(NI/TA)it là mức độ đa dạng hóa của ngân hàng i tại thời điểm t, được tính bằng tổng thu nhập ngoài lãi của ngân hàng i trong năm t chia cho tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t.

(OC/TA)it là chất lượng quản trị chi phí hoạt động của ngân hàng i tại thời điểm t, được tính bằng tổng chi phí hoạt động của ngân hàng i trong năm t chia cho tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t.

(RGDP)t là tốc độ tăng trưởng GDP thực tại thời điểm t (INF)t là tốc độ lạm phát tại thời điểm t.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong tình hình Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế, ngành ngân hàng ngày càng đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, không những cạnh tranh với các ngân hàng trong nước mà còn cạnh tranh với các ngân hàng nước ngồi, địi hỏi các NHTM phải đầu tư đổi mới trang thiết bị, thường xuyên thay đổi cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý phù hợp với quy mô ngày càng tăng của ngân hàng. Hoạt động kinh doanh ngân hàng chủ yếu chịu tác động của hai nhóm nhân tố: nhân tố bên trong (bao gồm các yếu tố như: năng lực tài chính, nguồn nhân lực, trang thiết bị, cơng nghệ, năng lực quản trị rủi ro, chính sách lãi suất, tín dụng, phí giao dịch, chính sách và dịch vụ chăm sóc khách hàng, khả năng sáng tạo, cải tiến sản phẩm…) và các yếu tố bên ngồi (như mơi trường pháp lý, sự tác động của nền kinh tế, yếu tố khoa học – công nghệ…).

Khi đánh giá về hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng, người ta thường phân tích các chỉ tiêu như lợi nhuận sau thuế của ngân hàng, quy mô ngân hàng, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, chi phí hoạt động của ngân hàng… Vì thế, để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, các nhà lãnh đạo ngân hàng cần nắm rõ các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả hoạt động của ngân hàng, những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của từng ngân hàng, tích cực đưa ra các chính sách, quy chế phù hợp với điều kiện phát triển của ngân hàng nhằm đưa hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả cao nhất.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần phương nam (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)