Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phương Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần phương nam (Trang 47 - 51)

1.1 .Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại

2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phương

2.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phương Nam

2.2.2.1. Tình hình tổng tài sản và tổng nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Phương Nam

Tình hình tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Phương Nam

Hình 2.2: Tình hình tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Phương Nam

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Phương Nam)

Qua biểu đồ ta thấy, tổng tài sản của Ngân hàng Phương Nam có xu hướng tăng liên tục trong giai 2007 – 2012, tốc độ tăng của tổng tài sản mạnh nhất vào các năm 2008 – 2010. Năm 2007, tổng tài tài sản của Ngân hàng Phương Nam chiếm 1.56% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng. Năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản tại các ngân hàng khá thấp, thậm chí có ngân hàng cịn đạt mức tăng trưởng âm trong năm 2008 so với năm 2007. Tổng tài sản của Ngân hàng Phương Nam năm 2008 là 20,762 tỷ đồng, tăng 3,632 tỷ đồng so với năm 2007 (khoảng 21.20%), chỉ chiếm 1.22% tổng tài sản của toàn hệ thống ngân hàng (1,700 ngàn tỷ đồng). Năm 2009, tổng tài sản của Ngân hàng Phương Nam tăng khá mạnh so với năm 2008, khoảng 14,711 tỷ đồng, tốc độ tăng 70.86%. Tổng tài sản của Ngân hàng Phương Nam cũng đạt mức tăng trưởng khá cao trong năm 2010, tốc độ tăng trưởng đạt 69.81% so với năm 2009. Vì thế, tổng tài sản của Ngân hàng Phương Nam năm 2010 đã tăng mạnh và chiếm 2.24% tổng tài sản của ngành ngân hàng.

Trong cơ cấu tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Phương Nam, chủ yếu là tiền vàng gửi tại các TCTD, cho vay khách hàng và tài sản Có khác chiếm tỷ trọng chủ yếu. Tỷ trọng cho vay khách hàng trong tổng tài sản của Ngân hàng Phương Nam liên tục tăng trong giai đoạn 2007 – 2012. Năm 2007, cho vay khách hàng của Ngân hàng

cho vay khách hàng tăng lên 19,786 tỷ đồng và đến năm 2012, cho vay khách hàng đạt 43,634 tỷ đồng, chiếm 57.97% tổng tài tài sản của ngân hàng. Tài sản Có khác của ngân hàng cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản của ngân hàng. Năm 2010, tổng tài sản Có khác chỉ chiếm 6.95% tổng tài sản của ngân hàng nhưng đến năm 2012, tổng tài sản Có khác của ngân hàng đạt 23,959 tỷ đồng, chiếm 31.83% tổng tài sản của ngân hàng. Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác cũng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản của ngân hàng (chiếm 28.15% tổng tài sản của ngân hàng vào năm 2007) nhưng có xu hướng giảm dần trong thời gian gần đây. Đến năm 2012, tiền vàng gửi tại các TCTD khác là 882 tỷ đồng, chiếm 1.17% trong cơ cấu tổng tài sản, giảm mạnh so với năm 2010, khoảng – 11,345 tỷ đồng (giảm 92.79% so với năm 2010). Như vậy, ta thấy trong cơ cấu tài sản của ngân hàng, chỉ tiêu “Cho vay khách hàng” ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng tương đối lớn, điều này làm tăng nguy cơ tiềm ẩn nợ xấu nếu ngân hàng khơng thực hiện kiểm sốt các khoản vay một cách chặt chẽ.

Theo số liệu của NHNN công bố cuối năm 2012, tổng tài sản của toàn ngành ngân hàng đạt gần 5,000 ngàn tỷ đồng, tăng khoảng 2% so với năm 2011. Trong đó, tổng tài sản của khối NHTM khoảng 2,000 ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, tăng trưởng phần lớn đến từ khối ngân hàng thương mại nhà nước, tăng thêm khoảng 232,000 tỷ đồng. Ngược lại, khối tài sản của ngân hàng thương mại cổ phần sụt giảm hơn 102,000 tỷ đồng. Trong tình hình chung đó, tổng tài sản của Ngân hàng Phương Nam cũng tăng trưởng chậm so với năm 2011, tăng khoảng trên 5,000 tỷ đồng, tỷ lệ tăng khoảng 7%. Cũng trong năm 2012, tổng tài sản của ngân hàng Phương Nam cũng giảm sút trong tỷ trọng tài sản của toàn ngành ngân hàng (chỉ chiếm khoảng 1.51%/ tổng tài sản ngành ngân hàng).

Qua phân tích số liệu về tình hình tăng trưởng tổng tài sản của Ngân hàng Phương Nam, cho thấy tổng tài sản của Ngân hàng Phương Nam chiểm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng tài sản của toàn ngành ngân hàng. Tổng tài sản của Ngân hàng Phương

Nam liên tục tăng trong suốt giai đoạn 2007 – 2012 nhưng tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của tổng tài sản toàn ngành ngân hàng. Năm 2009 - 2010, tổng tài sản của Ngân hàng Phương Nam tăng trưởng vượt bậc làm tăng dần tỷ trọng trong tổng tài sản của toàn ngành ngân hàng. Tuy nhiên, trong giai đoạn gần đây, tốc độ tăng này có xu hướng giảm dần. Vì vậy, trong thời gian tới, Ngân hàng Phương Nam cần có những chiến lược cụ thể nhằm làm tăng tổng tài sản trên cơ sở quản lý tốt rủi ro, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế.

Tình hình tổng nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Phương Nam Bảng 2.1: Nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Phương Nam

Đơn vị tính: tỷ đồng. Năm Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng nguồn vốn 17,130 20,762 35,473 60,235 69,991 75,270

Tiền gửi và vay của các TCTD khác 5,040 6,663 11,018 17,815 14,684 6,348

Tiền gửi của khách hàng và phát hành GTCG 9,549 11,408 20,731 38,137 45,373 63,194 Vốn và các quỹ 2,166 2,383 2,936 3,573 4,017 4,336

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Phương Nam)

Tiền gửi của khách hàng và phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Điều này cho thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng Phương Nam trong thời gian qua đạt hiệu quả cao. Năm 2008, tỷ trọng tiền gửi của khách hàng và phát hành giấy tờ có giá chiếm khoảng 54.95% tổng nguồn vốn của khách hàng nhưng đến năm 2012, tỷ trọng này đã lên đến 83.96%. Vốn và các quỹ của ngân hàng cũng liên tục tăng trong giai đoạn 2007 – 2012 về số tuyệt đối nhưng giảm về tỷ trọng tương đối. Năm 2009, vốn và các quỹ chỉ chiếm 8.28% tổng nguồn

vốn của ngân hàng nhưng năm 2012, tỷ trọng này giảm dần, chỉ chiếm 5.76% tổng nguồn vốn của ngân hàng. Vốn và các quỹ của ngân hàng chiếm tỷ trọng khá thấp, đây là nguồn vốn làm tiền đề để thu hút các nguồn vốn khác. Vì vậy, trong thời gian tới, Ngân hàng Phương Nam cần có chính sách nhằm tăng nguồn vốn này của ngân hàng. Bên cạnh đó, trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Phương Nam, nguồn vốn huy động ngày càng giữ vai trò quan trọng và chủ yếu trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Đây là nguồn vốn khá ổn định và góp phần vào sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, trong thời gian tới, Ngân hàng Phương Nam cần tăng cường công tác quản trị, tạo ra nhiều sản phẩm huy động giúp gia tăng nguồn vốn cho ngân hàng với chi phí thấp và có hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần phương nam (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)