Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Phương Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần phương nam (Trang 51 - 62)

1.1 .Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại

2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phương

2.2.2.2. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Phương Nam

Hình 2.3: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Phương Nam

Đơn vị tính: tỷ đồng.

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Phương Nam)

Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Phương Nam liên tục tăng trong khoảng thời gian từ năm 2007 – 2012. Năm 2009, Ngân hàng Phương Nam huy động được

25,739 tỷ đồng, tăng 11,152 tỷ đồng (+76.45%) so với năm 2007 và tăng 10,031 tỷ đồng (+63.86%) so với năm 2008.

Năm 2010, nền kinh tế nước ta vẫn cịn nhiều khó khăn do chịu tác động của hậu khủng hoảng tài chính, những tác động này đã gây ra khơng ít khó khăn đối với hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng nói chung và Ngân hàng Phương Nam nói riêng. Theo báo cáo ngành Ngân hàng Việt Nam, năm 2010, huy động vốn của cả hệ thống ngân hàng tăng khoảng 25% so với năm 2009. Tuy nhiên, tình hình huy động vốn của Ngân hàng Phương Nam trong năm 2010 tăng khá cao so với năm 2009 (khoảng 80.27%). Huy động vốn của Ngân hàng Phương Nam tăng trên cả thị trường 1 và thị trường 2. Điều này cho thấy Ngân hàng Phương Nam đã áp dụng những chính sách huy động vốn khá hiệu quả trong thời gian này. Bên cạnh đó, huy động vốn trên thị trường 2 tăng cũng làm tăng chi phí huy động và đây cũng là nguồn vốn không ổn định trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Năm 2011, huy động vốn của Ngân hàng Phương Nam đạt 45,445 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm 2010 khoảng 954 tỷ đồng (-2.06%). Tuy nhiên, huy động vốn giảm chủ yếu ở thị trường 2, huy động vốn thị trường 1 tăng 4,826 tỷ đồng, chiếm 16.88%. Điều này làm giảm chi phí huy động vốn cho Ngân hàng Phương Nam, hiệu quả huy động vốn tăng so với năm 2010. Năm 2012, huy động vốn trên thị trường 2 của Ngân hàng Phương Nam giảm mạnh, chủ yếu huy động vốn trên thị trường 1, chiếm 97.63% tổng vốn huy động. Như vậy, cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng Phương Nam chuyển dịch dần sang huy động vốn chủ yếu ở thị trường 1. Đây là nguồn vốn ổn định với chi phí thấp cho thấy hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng ngày càng đạt hiệu quả cao.

Tóm lại, trong thời gian qua, Ngân hàng Phương Nam đã thực hiện tốt cơng tác chăm sóc khách hàng, giữ mối quan hệ tốt với khách hàng cũ và tìm kiếm thêm khách

hàng mới. Vì vậy, tổng nguồn vốn huy động trên thị trường 1 của ngân hàng liên tục tăng, thu hút tốt nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để phục vụ tốt cho nền kinh tế.

Hình 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Phương Nam

Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng tại Ngân hàng Phương Nam chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động trên thị trường 1, khoảng 10% - 11% trong giai đoạn 2007 – 2009 và giảm dần, đến năm 2012 tỷ lệ này chỉ còn 2%. Tiền gửi huy động trên thị trường 1 của Ngân hàng Phương Nam chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn, đây là loại tiền gửi có tính chất ổn định trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng có xu hướng tăng trong thời gian gần đây, điều này giúp cho Ngân hàng có thể cân đối được nguồn vốn, sử dụng vốn một cách hiệu quả hơn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho ngân hàng.

2.2.2.3. Tình hình dư nợ tín dụng của Ngân hàng TMCP Phương Nam Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng của Ngân hàng TMCP Phương Nam

Năm Dư nợ tín dụng Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ Năm 2007 5,874 242 4.12% Năm 2008 9,540 220 2.31% Năm 2009 19,786 462 2.33% Năm 2010 31,267 577 1.85% Năm 2011 35,339 821 2.32% Năm 2012 43,634 1,317 3.02%

Hình 2.5: Tình hình dư nợ tín dụng của Ngân hàng TMCP Phương Nam

Đơn vị tính: tỷ đồng.

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Phương Nam)

Dư nợ tín dụng của Ngân hàng Phương Nam liên tục tăng trong giai đoạn 2007 – 2012. Năm 2007, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Phương Nam khá cao, khoảng 4.12% trên tổng dư nợ. Tỷ lệ này cao hơn thông lệ quốc tế (3%), ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của ngân hàng do trích lập dự phịng cao. Năm 2008 và năm 2009, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng khá cao (tỷ lệ tăng trưởng tín dụng năm 2009 khoảng 107.40%) nhưng tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng lại giảm thấp, dưới 3%. Điều này cho thấy hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng Phương Nam trong thời gian này tiến

triển tốt do Ngân hàng Phương Nam đã tích cực giới thiệu nhiều sản phẩm tín dụng đến các đối tượng khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngân hàng Phương Nam cũng chú trọng duy trì tốt mối quan hệ với các khách hàng truyền thống, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động tìm kiếm khách hàng mới, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Năm 2010, NHNN đưa ra chính sách hạn chế tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng là 25%. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng của Ngân hàng Phương Nam trong năm 2011 đạt 58%, khá cao so với mục tiêu đề ra của NHNN. Năm 2011, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng của Ngân hàng Phương Nam giảm thấp, khoảng 13% nhưng tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng lại tăng cao so với năm 2010 (khoảng 2.32%). Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tiếp tục tăng cao hơn so với năm 2011 (khoảng 3.02%). Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng Phương Nam trong thời gian gần đây ngày càng giảm sút, gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguyên nhân của sự gia tăng nợ xấu này là do trong thời gian gần đây, nền kinh tế biến động phức tạp và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra. Bên cạnh đó, Ngân hàng Phương Nam cũng khơng theo dõi sát diễn biến của thị trường, khơng quản lý tốt tình hình hoạt động kinh doanh của các khoản vay dẫn đến lợi nhuận của hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng giảm sút.

Hình 2.6: Cơ cấu dư nợ tín dụng của Ngân hàng TMCP Phương Nam

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Phương Nam)

Dư nợ tín dụng của Ngân hàng Phương Nam chủ yếu là tín dụng ngắn hạn và ngày càng có khuynh hướng tăng trong giai đoạn 2007 – 2012. Các khoản tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Phương Nam chủ yếu là các khoản cấp tín dụng nhằm bổ sung vốn lưu động hoặc thực hiện góp vốn để đầu tư vào các dự án dài hạn. Điều này tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phương Nam. Quá trình thẩm định của Ngân hàng Phương Nam khá sơ sài dẫn đến tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng cao, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phương Nam. Như vậy, nhìn chung, hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phương Nam đạt khả năng tăng trưởng cao nhưng chất lượng tín dụng ngày càng giảm sút. Nguyên nhân là do Ngân hàng Phương Nam thực hiện quy trình thẩm định tín dụng khá sơ sài và tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian gần đây gặp nhiều khó khăn, tình hình ứ đọng vốn dẫn đến việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp không đạt hiệu quả cao.

2.2.2.4. Phân tích lợi nhuận hoạt động kinh doanh của NH TMCP Phương Nam Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Phương Nam

Đơn vị tính: tỷ đồng. Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Thu nhập lãi và các khoản

thu nhập tương tự 996 1,889 2,297 3,933 8,458 9,370 Chi phí lãi và các chi phí

Thu nhập lãi thuần 282 218 408 311 168 -286 Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động

dịch vụ 10 14 48 31 38 29

Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động

kinh doanh ngoại hối 47 66 80 142 191 -46

Lãi/ lỗ thuần từ mua bán

chứng khoán kinh doanh 11 0 140 429 551 0

Lãi/ lỗ thuần từ mua bán

chứng khoán đầu tư 68 0 0 0 10 1,196

Lãi/ lỗ từ hoạt động khác 17 33 33 102 54 266 Thu nhập từ góp vốn mua

cổ phần 27 97 44 50 148 146

Chi phí hoạt động 180 264 292 407 657 709

Lợi nhuận HĐKD trước

chi phí DPRR 282 164 461 658 503 596

CP dự phịng rủi ro tín dụng 28 26 150 126 254 475 Chi phí thuế TNDN 63 19 63 113 23 2

Lợi nhuận sau thuế 191 119 248 419 226 119

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Phương Nam)

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng

Lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng Phương Nam chủ yếu là lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng. Năm 2008, lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng giảm 64 tỷ đồng (-22.70%) so với năm 2007. Điều này cho thấy trong năm 2008, chi phí huy động vốn của Ngân hàng Phương Nam có tốc độ tăng cao hơn so với thu nhập từ hoạt động tín dụng. Do tình hình huy động vốn ngày càng khó khăn, các ngân hàng cạnh tranh ngày càng khốc liệt nên trong năm này, Ngân hàng Phương Nam đã gia tăng chi phí tiếp thị, quảng cáo các sản phẩm huy động vốn và các chi phí khuyến mãi, ưu đãi khác nhằm gia tăng nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Năm 2009, lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng tăng mạnh so với năm 2008, khoảng 190 tỷ đồng (+87.16%). Sự gia tăng này là do trong năm 2009, hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phương Nam tăng trưởng mạnh, tỷ lên nợ xấu giảm thấp. Tuy nhiên, trong giai đoạn

giảm mạnh, thậm chí lợi nhuận từ hoạt động tín dụng âm trong năm 2012. Điều này là do chất lượng tín dụng của ngân hàng ngày càng giảm sút. Các khoản tín dụng của Ngân hàng Phương Nam có tài sản đảm bảo chủ yếu là nguồn thu từ các dự án bất động sản được hình thành trong tương lai. Hoạt động tín dụng có rủi ro cao, khả năng thanh lý tài sản đảm bảo thấp ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng Phương Nam. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng khơng thẩm định kỹ và giám sát chặt chẽ tình hình kinh doanh của khách hàng, tín dụng các khách hàng khơng tốt, không đảm bảo khả năng trả nợ nhằm đạt được chỉ tiêu dư nợ tín dụng. Điều này cũng gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng Phương Nam.

Lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Ngân hàng Phương Nam cũng tăng liên tục trong giai đoạn 2007 – 2009. Tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ so với lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng Phương Nam năm 2007 khá thấp, chỉ chiếm 5.24% tổng lợi nhuận sau thuế. Tỷ trọng này liên tục tăng và đến năm 2012, tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ đã chiếm 24.37% tổng lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên, tỷ trọng này vẫn còn khá thấp so với các ngân NHTM trên địa bàn (điển hình như ngân hàng Á Châu năm 2012 tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ chiếm 89.67% tổng lợi nhuận sau thuế của ngân hàng, tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ năm 2012 của Ngân hàng Đông Á chiếm 70.88% so với tổng lợi nhuận sau thuế của ngân hàng). Bên cạnh đó, tính về số liệu tuyệt đối thì lợi nhuận thu được từ hoạt động dịch vụ giảm liên tục trong giai đoạn 2009 – 2012. Năm 2009, lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ của Ngân hàng Phương Nam là 48 tỷ đồng, đến năm 2012, lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ của Ngân hàng Phương Nam chỉ còn 29 tỷ đồng, giảm 39.58% so với năm 2009. Như vậy, tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ so với tổng lợi nhuận của Ngân hàng Phương Nam tăng là do sự giảm sút mạnh trong lợi nhuận thu từ hoạt động tín dụng. Hoạt động dịch vụ ngân hàng là hoạt động ít rủi ro và mang lại thu nhập cao cho ngân hàng, giúp

nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng một cách bền vững, nhưng trong thời gian qua, lợi nhuận của Ngân hàng Phương Nam không những giảm sút trong hoạt động tín dụng mà cịn giảm sút trong hoạt động dịch vụ. Vì vậy, trong tương lai, để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, Ngân hàng Phương Nam cần phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ, giảm dần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro, giúp ngân hàng tăng trưởng bền vững và nâng cao thương hiệu trên thị trường tài chính ở Việt Nam.

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng liên tục tăng trong giai đoạn 2007 – 2011. Hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng Phương Nam không ngừng phát triển vững mạnh. Năm 2009, Ngân hàng Phương Nam cũng có kế hoạch phát triển thêm nhiều sản phẩm kinh doanh ngoại hối nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Năm 2008, nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng nặng nề do hậu quả của “cơn bão tài chính” từ nửa cuối năm 2007 vẫn chưa cho thấy điểm dừng. Tình trạng ảm đạm của thị trường chứng khoán cũng như tâm lý lo lắng đã thúc đẩy tâm lý tích trữ vàng. Điều này khiến cho năm 2008 trở thành một năm biến động rất lớn của thị trường vàng trong nước lẫn thế giới. Nắm bắt được xu hướng đó, với thế mạnh là một NHTM chuyên về kinh doanh vàng, Ngân hàng Phương Nam cũng đã nhanh chóng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh vàng trong nước và trên thế giới. Đến cuối ngày 31/12/2008, tổng huy động vàng của Ngân hàng Phương Nam đạt 133,937 lượng vàng, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vàng trong năm 2008 đạt 61.05 tỷ đồng, chiếm 92.50% lợi nhuận trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối. Năm 2009 được xem là năm có nhiều biến động của thị trường ngoại hối Việt Nam và thế giới, song Ngân hàng Phương Nam luôn ổn định hoạt động ngoại hối, tiếp tục chấn chỉnh hoạt động đại lý thu đổi ngoại tệ theo quy định của NHNN, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ cung ứng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, du học, du lịch, vay ngoại tệ kinh doanh

và các nhu cầu được phép khác của khách hàng. Hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng Phương Nam khơng ngừng hồn thiện và ngày càng được củng cố tốt hơn, hoạt động mua bán không dừng lại chủ yếu ở USD mà còn mở rộng sang nhiều loại ngoại tệ khác như JPY, CAD, AUD, SGD, EUR… với doanh số ngày càng tăng dần. Bên cạnh đó, hoạt động kiều hối cũng tăng gần gấp đôi so với năm trước với doanh số năm 2009 ước đạt 16,137 nghìn USD. Ngồi ra, Ngân hàng Phương Nam cịn tham gia kinh doanh vốn trên thị trường liên ngân hàng nhằm tận dụng các nguồn tiền nhàn rỗi và góp phần gia tăng lợi nhuận. Năm 2010, Ngân hàng Phương Nam có kế hoạch đẩy mạnh và phát triển các sản phẩm kinh doanh tiền tệ bao gồm cả hoạt động mua bán trái phiếu chính phủ, mua bán ngoại tệ giao ngay, các công cụ ngoại hối phái sinh, các sản phẩm kinh doanh vàng vật chất giao ngay, kỳ hạn, sản phẩm tiền tệ liên ngân hàng, sản phẩm huy động tiền gửi… nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú đa dạng của khách hàng và phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Trong năm 2010, Ngân hàng Phương Nam cũng tiếp tục duy trì và thắt chặt mối quan hệ thân thiết với các TCTD cũ và mở rộng quan hệ thêm với các TCTD mới, quản lý và kinh doanh nguồn vốn từ thị trường liên ngân hàng một cách hiệu quả cũng góp phần tăng thêm lợi nhuận và uy tín của Ngân hàng Phương Nam trên thị trường liên ngân hàng.

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chứng khoán

Hoạt động đầu tư tại Ngân hàng TMCP Phương Nam được thực hiện trên 04 lĩnh vực như sau:

- Mua bán chứng khốn kinh doanh có kỳ hạn - Đầu tư tự doanh chứng khoán

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần phương nam (Trang 51 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)